Chiến lược Marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 45)

Chương 1 : Khái quát về dịch vụ ngân hàng bán lẻ

2.1. Thực trạng cung ứng dịch vụ NHBL của Agribank so với các

2.1.1.2 Chiến lược Marketing

Cĩ thể thấy rằng trong thời gian qua, các NHTM đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thơng tin đại chúng,... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các NHTM đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thơng lệ khu vực và quốc tế

Trước tiên, nĩi về quảng cáo, ta cĩ thể thấy rằng: trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là sức mạnh đích thực. Bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng cĩ tốt đến đâu cũng khơng chiếm lĩnh được thị trường nếu khơng cĩ quảng cáo. Hiện nay, các NHTM đã tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rơn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Do mỗi hình thức đều vươn tới các đối tượng khách hàng khác nhau nên các NHTM thường áp dụng đồng thời nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để thu hút khách hàng. Thời điểm quảng cáo cũng được các NHTM chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương Chi nhánh mới,... Sự tập trung quảng cáo vào những khoảng thời gian này của các NHTM đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của khách hàng. Nội dung quảng cáo cũng đã bước đầu thu hút được khách hàng với những hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dư tài khoản, trả tiền điện, nước, trả lương... Chẳng hạn ngay trên chứng từ rút tiền của BIDV cũng cĩ in quảng cáo về các dịch vụ của ngân hàng. Như vậy, các nhà quản trị của BIDV đã khai thác được lợi thế của chứng từ rút tiền, đĩ là nĩ cĩ tính lặp đi lặp lại, chi phí thấp mà cũng gây được ấn tượng, khá hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo.

Bên cạnh đĩ, trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành của nhiều thương hiệu gắn liền với sự lớn mạnh của nhiều ngân hàng. Trước tiên phải kể đến đĩ là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã được tạp chí The Banker thuộc tập đồn Financial Times và tạp chí Euro Money bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Dịng chữ Vietcombank màu xanh dương đã trở nên quen thuộc khơng chỉ với người dân Việt Nam mà cịn với bạn bè quốc tế. Bên cạnh Vietcombank, chúng ta cũng thấy xuất hiện rất nhiều thương hiệu gắn với các logo quen thuộc như: BIDV, Incombank, Techcombank, Habubank, Agribank, SHB... Những logo này cĩ thể nĩi là khá ấn tượng, là nét riêng của từng ngân hàng, cĩ tính đồ họa và nghệ thuật, đã gây được ấn tượng tốt cho đơng đảo khách hàng.

Ngồi ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, các NHTM đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới... Cùng với đĩ, để thu hút thêm khách hàng, NHTM cũng đã cử cán bộ về các doanh nghiệp, các trường đại học giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Marketing ngân hàng tại Việt nam vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Ta cĩ thể thấy rằng ở Việt Nam chưa cĩ nhiều trường lớp đào tạo chính quy chun ngành Marketing. Nhìn chung, nguồn nhân lực về Marketing cịn non trẻ và khan hiếm. Bên cạnh đĩ, các ngân hàng vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Marketing. Chính về điều này, đã làm cho nội dung Marketing của một số chi nhánh NHTM nghèo nàn, kém tính hấp dẫn, khơng cĩ tính chuyên nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập. Cũng cần phải nĩi tới những chi phí mà một NHTM được phép chi cho hoạt động Marketing phải nằm trong giới hạn chi phí tiếp thị do Bộ tài chính quy định. Thực tế tỷ lệ này là quá thấp so với thơng lệ quốc tế, trong khi đĩ hoạt động chi quảng cáo của một số NHTM vẫn cịn mang tính chất là quan hệ với cơ quan báo chí chứ chưa hồn tồn vì mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả. Một thực trạng tồn tại đĩ là sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa hội sở chính với các chi nhánh, và các NHTM với nhau. Chính sự chồng chéo này đơi khi khơng những làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing ngân hàng mà cĩ sự phản tác dụng khơng mong muốn.

Do đĩ các NHTM cần mở rộng và nâng cao cơng tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng. Các ngân hàng cĩ thể liên kết với các trường đại học khối kinh tế đưa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đĩ, các

ngân hàng cĩ thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử cán bộ cĩ kinh nghiệm về Marketing theo học những khĩa đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài.

Bảng 2.2 Bảng thống kê hoạt động quảng bá thương hiệu của các NH

AGRIBANK VCB VIETINBANK SACOMBANK ACB

QC Báo chí Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ QC Truyền Hình Cĩ, ít Cĩ Ko Cĩ, ít Cĩ, ít QC Radio Cĩ,ít Cĩ.ít Ko Ko Cĩ, ít QC Internet Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ QC Billboard Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ QC Brochure Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ QC khác Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ PR Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Tài trợ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ Cĩ

Nguồn tác giả thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)