Kết quả hoạt động kinh doanh của VCBHCM giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠ

2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCBHCM giai đoạn

Giai đoạn 2008-2010, những biến động của nền kinh tế thế giới và

trong nước đã tác động không nhỏ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. VCB

HCM phải đối phó với nhiều khó khăn và thách thức. Năm 2008 là năm đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển ngân hàng với việc VCB chính thức chuyển mình trở thành ngân hàng thương mại cổ phần với vốn

Bảng 2.1: Một số hoạt động chủ yếu và kết quả kinh doanh của VCB HCM giai đoạn 2008 – 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 2010/2009

1. Nguồn vốn (ngàn tỷ VND) 27,3 38,5 43,2 41,03% 12,21%

Trong đó: Vốn huy động 24,6 33 37,6 34,15% 13,94%

2. Dư nợ tín dụng (ngàn tỷ VND) 16,7 22,6 25,6 35,33% 13,27%

3. Thanh toán quốc tế (tỷ USD) 9,4 6,7 8,1 -28,72% 20,90%

4. Kinh doanh ngoại tệ (tỷ USD) 12,9 8,7 10,2 -32,55% 17,24% 5. Phát hành thẻ (thẻ) 63.273 78.379 77.432 23,87% -1,2%

Trong đó: Thẻ ATM 41.351 40.743 43.648 -1.47% 7,13%

6. Thu lãi ròng (tỷ VND) 2.503 926 1.507 -63,00% 62,74%

7. Thu nhập ngoài lãi (tỷ VND) 516 522 687 1,16% 31,61%

Trong đó: Thu dịch vụ rịng 199 260 409,5 30,65% 57,50%

8. Lợi nhuận (tỷ VND) 1.088 938 1.718 -13,79% 83,16%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB HCM các năm 2008-2010)

Cũng như hệ thống VCB, VCB HCM đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh

trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu, VCB HCM đã hoàn thành kế hoạch đã đề ra, lợi nhuận năm

2008 đạt 1.088 tỷ đồng. Năm 2009, nguồn vốn tăng 41,03%, dư nợ tín dụng tăng 35,33% so với cuối năm 2008. Tuy nhiên, năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thối tồn cầu dẫn đến tình hình lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn làm cho doanh số thanh toán quốc tế giảm 28,72%, doanh số kinh doanh ngoại tệ giảm 32,55% và thu

lãi ròng giảm mạnh 63% so với cuối năm 2008, kết quả là lợi nhuận giảm 13,79%. Bước sang năm 2010, đây là năm đánh dấu sự thành công của VCB cũng như VCB HCM trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời phát huy lợi thế đẩy

mạnh hoạt động bán lẻ bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tiện ích cao. Năm 2010, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng so với năm 2009, cụ thể là: vốn huy động tăng 13,94%, dư nợ tín dụng tăng 13,27%, doanh số thanh tốn quốc tế tăng 20,9%, doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng 17,24%, việc đa dạng hóa các sản phẩm bán lẻ tiện ích cao cũng giúp thu dịch vụ rịng tăng 57,5%. Kết quả là lợi nhuận năm 2010 tăng 83,16% so với năm 2009.

Bảng 2.2: So sánh thị phần của VCB HCM với VCB toàn hệ thống.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Vị trí

1. Nguồn vốn 12,30% 15,07% 14,08% 1

Trong đó: Vốn huy động 15,38% 19,47% 18,05% 2

2. Dư nợ tín dụng 14,81% 15,96% 14,48% 3 3. Thanh toán quốc tế 28,92% 26,15% 26,40% 1

4. Kinh doanh ngoại tệ 28,04% 22,07% 28,98% 1

5. Thu lãi ròng 37,80% 14,25% 18,41% 1

6. Thu nhập ngoài lãi 22,26% 18,72% 20,60% 1

7. Lợi nhuận 30,31% 18,74% 31,36% 1

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo của VCB giai đoạn 2008-2010)

Trong tồn hệ thống VCB, mặc dù có sự giảm sút thị phần so với các năm trước nhưng hầu hết các mặt hoạt động của VCB HCM đều dẫn đầu toàn

hệ thống, vị thế của VCB HCM vẫn tiếp tục được duy trì. Hoạt động của

VCB HCM có vai trị quan trọng quyết định sự tăng trưởng của hệ thống

VCB nói chung.

Hiện nay, trên địa bàn TP. HCM, việc cạnh tranh gay gắt đang diễn ra

trong hệ thống các NHTM. Các ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh trong nước đang đẩy mạnh mảng kinh doanh dịch vụ bán lẻ và họ đã chinh

phục thị trường bởi chất lượng dịch vụ hơn hẳn các ngân hàng thương mại Nhà nước. Mặt khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng

đang được đối xử bình đẳng với các ngân hàng nội theo lộ trình gia nhập

WTO. Họ mang nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ ngân hàng hiện đại, thương hiệu mạnh, những sản phẩm và dịch vụ mới tiện ích vào thị trường nội địa.

Tất cả những đối thủ này là thách thức rất lớn đối với VCB HCM, do đó chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều nhằm duy trì các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống như tín dụng, thanh tốn quốc tế, kinh doanh ngoại tệ đồng thời tăng cường đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, hoạt động theo hướng hiện đại,

chuyên nghiệp và hiệu quả. Với vai trò đầu tàu trong toàn hệ thống VCB, nhiệm vụ cao cả của VCB HCM là góp phần đưa hệ thống VCB tiếp tục phát triển theo chiến lược tập đồn tài chính đa năng, khẳng định vị thế trên thị

trường kinh doanh ngân hàng.

2.2.3. Thực trạng về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại VCB HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)