Tổng quát về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại VCBHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 67)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠ

2.2.3.1. Tổng quát về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại VCBHCM

Song song với việc đẩy mạnh bán buôn, VCB HCM quyết tâm tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ, tăng cường đa dạng dịch vụ ngân hàng và không ngừng cải tiến phương thức thanh toán hiện đại nhằm quán triệt phương châm “Tăng tốc – An toàn – Hiệu quả – Chất lượng”. Những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ hiện đại vào hệ thống thanh tốn, các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt không ngừng được cải tiến và nâng cao chất lượng, nhờ

đó mà nhiều giao dịch thanh tốn trước kia phải mất vài giờ hoặc thậm chí vài

ngày thì nay chỉ mất vài giây. Doanh số TTKDTM tại VCB HCM hiện nay đã chiếm ưu thế hơn hẳn so với thanh tốn bằng tiền mặt.

Bảng 2.3:Tình hình thanh tốn nội địa của VCBHCM giai đoạn 2008–2010

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh số thanh

toán nội địa 1.593.512,80 100% 2.275.250,98 100% 3.005.740,60 100%

Thanh toán bằng

tiền mặt 305.928 19,20% 381.888 16,78% 425.540 14,16% TTKDTM 1.287.584,80 80,80% 1.893.362,98 83,22% 2.580.200,60 85,84%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của VCB HCM các năm 2008-2010)

Nhìn chung, doanh số thanh tốn nội địa tăng rất nhanh qua từng năm. Trong đó, doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng lên cả về tuyệt đối

lẫn tỷ trọng trong tổng doanh số thanh toán nội địa. Năm 2010, doanh số

thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại VCB HCM đã chiếm 85,84% trong tổng doanh số thanh toán nội địa. Hiện nay, thanh tốn khơng dùng tiền mặt không ngừng được đẩy mạnh nâng cao số lượng và chất lượng để ngày càng hòa

nhập vào sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù đại bộ phận dân cư nước ta vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn hàng hóa, dịch vụ nhưng với các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà VCB HCM đang áp dụng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế hiện nay.

Bảng 2.4: Cơ cấu về số lượng giao dịch của các phương thức TTKDTM tại VCB HCM giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: món

TTKDTM 2008 2009 2010

Sốgiaodịch % Số giaodịch % Sốgiaodịch % Séc C.Khoản 348 0,01% 340 0,01% 264 0,01% UNC 862.956 32,70% 1.068.288 27,56% 1.830.720 34,99% UNT 8.400 0,32% 9.948 0,26% 9.216 0,17% Thẻ 571.440 21,65% 848.772 21,89% 857.952 16,4% Dịch vụ NH điện tử 1.196.188 45,32% 1.949.484 50,28% 2.534.256 48,43% Tổng cộng 2.639.332 100% 3.876.832 100% 5.232.408 100%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của VCB HCM các năm 2008-2010)

Bảng 2.5: Cơ cấu về doanh số thanh toán của các phương thức TTKDTM tại VCB HCM giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: tỷ VND

TTKDTM

2008 2009 2010

Doanh số % Doanh số % Doanh số %

Séc C.Khoản 22,8 0,01% 16,7 0,01% 15,6 0,006% UNC 689.592 53,56% 753.108 39,77% 1.152.756 44,67% UNT 252 0,02% 420 0,02% 372 0,014% Thẻ 8.926 0,69% 9.130,28 0,48% 11.033 0,43% Dịch vụ NH điện tử 588.792 45,72% 1.130.688 59,72% 1.416.024 54,88% Tổng cộng 1.287.584,8 100% 1.893.362,98 100% 2.580.200,6 100%

2.2.3.2. Thanh toán bằng séc

Nếu như séc được sử dụng một cách phổ biến, một thói quen khơng thể thiếu của người dân ở các nước phát triển thì ở Việt Nam hiện nay, séc vẫn còn xa lạ đối với các tầng lớp dân cư. Tại VCB HCM, số lượng giao dịch và doanh số sử dụng séc vẫn chưa cao. Đa số khách hàng sử dụng séc là các tổ chức kinh tế sử dụng séc để rút tiền mặt (do đối tượng khách hàng là tổ chức

được quy định phải dùng séc khi rút tiền mặt). Séc cá nhân hầu như rất ít được sử dụng. Séc được sử sụng trong chuyển khoản chiếm một tỷ lệ rất nhỏ,

do đó việc sử dụng séc trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng thấp cả về số lượng giao dịch và doanh số.

Bảng 2.6: Thực trạng thanh toán bằng séc chuyển khoản tại VCB HCM giai đoạn 2008 - 2010

Séc chuyển khoản 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng 09/08 10/09

Số giao dịch (món) 348 340 264 -2,3% -22,35%

Doanh số (tỷ đồng) 22,8 16,7 15,6 -26,75% -6,59%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh tốn của VCB HCM các năm 2008-2010)

Tình hình sử dụng séc chuyển khoản qua các năm 2008-2010 có sự giảm sút cả về số lượng giao dịch và doanh số, nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Hiện nay, NHNN chưa có trung tâm thanh tốn bù trừ séc, thủ tục thanh toán séc khá phức tạp, thời gian thanh toán thanh toán séc thường bị kéo dài (Các trường hợp: thủ tục thanh toán séc bị trục trặc ở một khâu bất kỳ, séc được phát hành quá số dư, người phát hành và người thụ hưởng séc có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau,…thì thời gian thanh tốn séc rất chậm, có

thể kéo dài nhiều ngày), do đó khách hàng khơng ưa chuộng hình thức thanh tốn này.

- Séc chuyển khoản đang thiếu sự quan tâm tại VCB HCM. Chính sách về phát triển thanh tốn séc hầu như khơng có, cơng tác tun truyền, quảng cáo về thanh tốn séc cũng bị thờ ơ. Thậm chí, cán bộ nhân viên phụ trách

khâu thanh toán chuyển tiền cịn chưa nắm hết quy định, quy trình về thanh toán séc để hướng dẫn khách hàng.

2.2.3.3. Thanh tốn bằng ủy nhiệm chi

Ủy nhiệm chi là hình thức thanh tốn đơn giản, nhanh chóng và được

sử dụng khá phổ biến tại VCB HCM, cho mọi đối tượng khách hàng có tài

khoản trong tồn hệ thống VCB. Khách hàng mở tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào của VCB và muốn chuyển khoản bằng đồng Việt Nam đến bất kỳ ngân hàng nào trong nước đều có thể thực hiện thanh tốn bằng ủy nhiệm chi tại VCB HCM (Trường hợp chuyển khoản bằng ngoại tệ trong nước phải thực hiện theo quy định quản lý ngoại hối của NHNN).

Nhờ sử dụng các kênh thanh toán: điện tử liên ngân hàng (IBPS), kênh chuyển khoản trực tuyến nội bộ (IBT online) với công nghệ hiện đại giúp cải thiện thao tác nghiệp vụ nên phương thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi được thực hiện khá nhanh chóng, đơn giản và chỉ mất vài giây là người thụ hưởng

đã có thể nhận được tiền. Khách hàng cá nhân chỉ cần đến quầy giao dịch của

VCB HCM và điền thông tin chuyển tiền vào mẫu ủy nhiệm chi có sẵn. Đối với khách hàng là tổ chức vì số lượng giao dịch lớn hơn nên có thể sử dụng mẫu ủy nhiệm chi của VCB hoặc tự in ủy nhiệm chi theo mẫu VCB tại cơ

quan mình miễn là chữ ký và con dấu hợp lệ.

Bên cạnh việc thực hiện ủy nhiệm chi theo từng món riêng lẻ, các

khách hàng là tổ chức có thể sử dụng dịch vụ trả lương cho nhân viên bằng cách lập bảng lương, danh sách tên và tài khoản nhân viên cùng với một ủy

nhiệm chi tổng gửi cho VCB HCM. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải ký hợp đồng thanh toán lương cho nhân viên với VCB HCM. Hợp đồng có

quy định rõ người có thẩm quyền ký bảng lương, danh sách nhân viên và quy

định cụ thể mức phí thanh tốn lương.

Bảng 2.7: Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm chi tại VCB HCM giai

đoạn 2008 – 2010

Ủy nhiệm chi 2008 2009 2010

Tốc độ tăng trưởng 09/08 10/09

Số giao dịch (món) 862.956 1.068.288 1.830.720 23,79% 71,37%

Doanh số (tỷ đồng) 689.592 753.108 1.152.756 9,21% 53,07%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của VCB HCM các năm 2008-2010)

Tình hình thanh tốn bằng ủy nhiệm chi tại VCB HCM tăng khá nhanh qua các năm 2008-2010 về cả số lượng giao dịch và doanh số; đặc biệt, trong năm 2010 tổng số giao dịch ủy nhiệm chi là 1.830.720 giao dịch, tăng 71,37% và doanh số thanh toán là 1.152.756 tỷ đồng, tăng 53,07% so với năm 2009. Năm 2010, doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi chiếm 44,67% trong tổng doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại VCB HCM.

2.2.3.4. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu

Các bảng số liệu 2.4 và 2.5 cho thấy tình hình thanh tốn bằng ủy

nhiệm thu tại VCB HCM chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thanh tốn khơng dùng tiền mặt cả về số lượng giao dịch và doanh số. Về số lượng giao dịch, thanh toán bằng ủy nhiệm thu chiếm 0,32% vào năm 2008, 0,26% vào năm

2009 và 0,17% vào năm 2010 trong tổng số lượng giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tỷ lệ này khá nhỏ và có xu hướng giảm dần. Về doanh số, thanh toán bằng ủy nhiệm thu chỉ chiếm khoảng 0,02% trong tổng doanh số

thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua các năm. Thực tế, phương thức thanh toán này chỉ áp dụng đối với các khoản chi phí dịch vụ có tính chất định kỳ

thường xun như: tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà,…của các tổ chức kinh tế trên cùng địa bàn thành phố hoặc các khoản tiền do người bán và người mua đã thỏa thuận trước trong hợp đồng kinh tế. Mặt khác, do sự phức tạp về quy trình thanh tốn vì chứng từ phải luân chuyển qua nhiều khâu nên thanh toán bằng ủy nhiệm thu ít được sử dụng.

Bảng 2.8: Thực trạng thanh toán bằng ủy nhiệm thu tại VCB HCM giai

đoạn 2008 – 2010

Ủy nhiệm thu 2008 2009 2010

Tốc độ tăng trưởng 09/08 10/09

Số giao dịch (món) 8.400 9.948 9.216 18,43% -7,36%

Doanh số (tỷ đồng) 252 420 372 66,67% -11,43%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của VCB HCM các năm 2008-2010)

Năm 2009, số lượng giao dịch và doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm thu tăng so với năm 2008 nhưng năm 2010 thì cả doanh số và số lượng giao dịch đều giảm so vớn năm 2009.

2.2.3.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

VCB là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam về

triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay. Cơ cấu các sản phẩm thẻ của VCB rất đa dạng, bao gồm nhiều loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nội địa và quốc tế. VCB là

ngân hàng đạt kỷ lục về sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam hiện nay. Với thế mạnh truyền thống trong kinh doanh dịch vụ thẻ, trong các năm qua, số lượng phát hành và doanh số thanh toán thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế của

VCB HCM liên tục tăng trưởng. Sự phát triển về thẻ của VCB đóng góp một phần đáng kể trong khâu thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại VCB HCM.

Bảng 2.9: Tình hình hoạt động thẻ của VCB HCM giai đoạn 2008-2010

Đơn vị: thẻ (đối với số lượng), tỷ VND (đối với doanh số)

Thẻ 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng

09/08 10/09 Tổng số thẻ phát hành 63.273 78.379 77.432 23,87% -1,2% Tổng dsố thanh toán thẻ 8.926 9.130,28 11.033 2,29% 20,84%

Thẻ ghi nợ nội địa(ATM)

Số lượng phát hành 41.351 40.743 43.648 -1,47% 7,13%

Doanh số thanh toán 2.962,65 3.598,67 3.896,39 21,47% 8,27%

Thẻ ghi nợ quốc tế

Số lượng phát hành 15.625 25.903 18.833 65,78% -27,29%

Doanh số thanh toán 566,28 859,32 987,50 51,75% 14,92%

Thẻ tín dụng quốc tế

Số lượng phát hành 6.297 11.733 14.951 86,33% 9,15%

Doanh số thanh toán 5.397,07 4.672,29 6.149 -13,43% 31,61%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thẻ của VCB HCM các năm 2008-2010)

 Thẻ tín dụng quốc tế

VCB là ngân hàng Việt Nam duy nhất chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, Master, JCB, Amex, Diners Club và China UnionPay. Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán thay cho tiền mặt tại các điểm bán hàng hóa, dịch vụ như: các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, du lịch,…, có thể rút tiền

mặt từ các máy ATM hoặc mua hàng trên internet. Với mức phí về thẻ tín dụng khá thấp so với các ngân hàng khác trên địa bàn TPHCM và nhiều tiện ích khá hấp dẫn nên thẻ tín dụng VCB thu hút được khá nhiều người sử dụng.

Đặc biệt, VCB đang độc quyền phát hành và thanh toán thẻ tín dụng

American Express (Amex) tại Việt Nam, một sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế

đẳng cấp, với những dịch vụ ưu đãi và những tiện ích vượt trội nhất của VCB

và American Express nên số lượng thẻ phát hành tăng lên đáng kể. Năm 2009, số lượng phát hành thẻ tín dụng của VCB HCM là 11.733 thẻ, tăng 86,33% so với năm 2008. Năm 2010, số lượng phát hành thẻ tín dụng của VCB HCM là 14.951 thẻ, tăng 9,15% so với năm 2009. Doanh số thanh tốn thẻ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán thẻ của VCB HCM.

 Thẻ ghi nợ quốc tế

Hai loại thẻ ghi nợ quốc tế thông dụng của VCB hiện nay là VCB MasterCard Debit và VCB Visa connect 24. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh tốn thay cho tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ hoặc sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại hàng triệu máy ATM trên tồn cầu có biểu tượng của các Tổ chức thẻ quốc tế, số tiền sử dụng được trừ vào tài khoản của mình. Thẻ ghi nợ quốc tế đang là lĩnh vực thẻ mới, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng.

Năm 2009, số lượng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế của VCB HCM là 25.903 thẻ, tăng 65,78% so với năm 2008. Năm 2010, số lượng phát hành thẻ là: 18,833 thẻ, giảm 27,29% so với năm 2009, chủ yếu do sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác trên địa bàn với nhiều loại thẻ ghi nợ mới ra đời có tính năng và tiện ích phong phú. Tuy nhiên, doanh số thanh toán vẫn tăng hàng năm. Thị phần thẻ của VCB HCM vẫn đang dẫn đầu toàn hệ thống VCB.

 Thẻ VCB Connect 24 (ATM)

Năm 2002, hệ thống máy ATM và chiếc thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Việt Nam mang thương hiệu VCB Connect 24 được phát triển tại VCB. Với

thế mạnh về kinh doanh dịch vụ thẻ trong hệ thống ngân hàng, nhiều năm qua VCB luôn dẫn đầu hệ thống NHTM về số lượng thẻ và doanh số thanh toán. Thẻ VCB Connect 24 giờ đây đã khá thông dụng với người dân trong nước.

Tại VCB HCM, thông qua việc ký kết hợp đồng trả lương qua tài khoản với hàng ngàn doanh nghiệp, VCB HCM đã thu hút rất nhiều khách hàng sử dụng thẻ ATM để nhận lương qua tài khoản. Nhờ mạng lưới máy ATM rộng khắp,

đến cuối năm 2010, VCB đã có đến 1.530 máy ATM khắp cả nước và VCB

luôn quan tâm phát triển các dịch vụ mới trên ATM nên số khách hàng sử dụng thẻ ATM ngày càng tăng. Hiện nay, thẻ ATM vẫn chiếm tỷ trọng cao về số lượng và doanh số thanh toán nhưng so với toàn hệ thống và trên địa bàn TPHCM thì thị phần phát hành thẻ ATM của VCB HCM có phần giảm sút.

Điều này cho thấy thị trường thẻ ATM đang bị chia nhỏ do có sự xuất hiện

của rất nhiều loại thẻ ghi nợ đến từ các NHTM với nhiều tính năng vượt trội và mức phí phát hành hấp dẫn. Đây cũng là một thách thức lớn đối với sự

phát triển phương thức thanh toán thẻ của VCB HCM.

Một điểm quan trọng cần đề cập đến về thanh toán bằng thẻ ATM ở đây là mặc dù tổng doanh số giao dịch qua thẻ ATM tại VCB HCM là rất cao

nhưng chủ yếu là doanh số rút tiền mặt, còn doanh số chuyển khoản và thanh toán dịch vụ qua ATM cịn chiếm tỷ lệ thấp và tăng khơng đáng kể qua các năm. Năm 2008, doanh số giao dịch qua thẻ ATM là 14.039,53 tỷ VND, trong

đó thanh tốn bằng chuyển khoản và thanh toán dịch vụ là 2.962,65 tỷ VND,

chiếm 21%; năm 2009 tỷ lệ này là 22,46% và năm 2010 là 23,44%.

2.2.3.6. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử

Với nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và sự phát triển mạnh mẽ

của thương mại điện tử trên thế giới, các dịch vụ ngân hàng điện tử trong

nước cũng ngày càng đa dạng và thỏa mãn nhu cầu của càng nhiều khách hàng. Hiện nay VCB đang có rất nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử như:

Internet banking, Mobile banking, SMS banking, VCB-Direct Billing, E- banking,...cung cấp rất nhiều tiện ích cho khách hàng, trong đó các dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu để thực hiện thanh tốn đó là: Internet Banking và E-banking.

Bảng 2.10: Thực trạng thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB HCM giai đoạn 2008 - 2010 Dịch vụ NH điện tử 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng 09/08 10/09 Số giao dịch (món) 1.196.188 1.949.484 2.534.256 62,97% 30% Doanh số (tỷ đồng) 588.792 1.130.688 1.416.024 92% 25,24% 1. Internet banking Số giao dịch (món) 151.360 522.720 871.200 2,45% 66,67% Doanh số (tỷ đồng) 1.376 4.752 7.920 245,35% 66,67% 2. E-banking Số giao dịch (món) 1.044.828 1.426.764 1.663.056 36,55% 16,56% Doanh số (tỷ đồng) 587.416 1.125.936 1.408.104 91,68% 25,06%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán của VCB HCM các năm 2008-2010)

 Internet Banking (VCB-iB@nking).

Hiện nay, trên địa bàn thành phố HCM đã có rất nhiều NHTM triển khai Internet banking với rất nhiều dịch vụ. Internet banking cũng đã đem lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)