1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
* Mơ hình liên kết tạo ra tri thức với khách hàng:
Lawer (2005) chỉ ra sự liên kết tạo ra tri thức với khách hàng là một nguồn năng lực động đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả kinh doanh (performance) cho tổ chức. Khách hàng từ vai trò là người bị động trong tiêu dùng sản phẩm dịch vụ theo cách quản trị mối quan hệ với khách hàng truyền thống chuyển sang là người chủ động tham gia vào tất cả các quá trình của tổ chức để cùng tạo ra tri thức (Prahalad và Ramaswamy, 2000 theo Chris Lawer, 2005). Khi đó, tổ chức sẽ thu thập được những thông tin, kinh nghiệm của khách hàng thông qua mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và làm tăng kết quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí cho tổ chức.
* Mơ hình năng lực động tạo ra giá trị cho khách hàng:
Landroguez và cộng sự (2001) đã xây dựng mơ hình nguồn năng lực động tạo ra giá trị cho khách hàng của một tổ chức. Trong đó, có 03 nguồn năng lực động chủ yếu tạo ra giá trị cho khách hàng: định hướng thị trường, quản trị tri thức và quản trị quan hệ với khách hàng. Mơ hình giúp các nhà quản trị biết được tổ chức của mình cần tạo ra những năng lực động chủ yếu để đạt được giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này là nghiên cứu thơng qua q trình tổng kết lý thuyết và mơ hình chưa được so sánh hay kiểm định với thực tiễn.
* Mơ hình nghiên cứu khác:
+ Lin và cộng sự (2008) đã xây dựng mơ hình nguồn năng lực động tác động vào kết quả kinh doanh của tổ chức. Năm nhân tố thành phần chính bao gồm: định hướng kinh doanh, định hướng thị trường, định hướng học hỏi, năng lực sáng tạo và cơ cấu tổ chức. Trong đó, định hướng kinh doanh, định hướng thị trường tác động gián tiếp tới kết quả kinh doanh thông qua định hướng học hỏi. Cả ba thành phần này tác động tới năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo cùng với cơ cấu tổ chức tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Mơ hình đã được Lin và cộng sự (2008) kiểm
định với 333 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử thông tin và các công ty sáng tạo và đầu tư mạo hiểm (innovation and venture companies) ở Đài Loan.
+ Các nhà nghiên cứu James M.Sinkula, William E.Barker và Thomas Noordewier (1997) của trường đại học Vermont đã nghiên cứu sự tác động của yếu tố định hướng học hỏi đến chiến lược marketing mà doanh nghiệp sử dụng. Nghiên cứu phân tích ba thành phần cơ bản cấu tạo nên định hướng học hỏi là cam kết của doanh nghiệp với việc học hỏi của các thành viên (commitment to learning), chia xẻ tầm nhìn với các thành viên trong doanh nghiệp (shared vision) và có tư tưởng tiếp thu những điều mới từ hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp (open mindedness).
+ Một số nghiên cứu khác về các yếu tố có khả năng tạo nên nguồn năng lực động của doanh nghiệp như định hướng thị trường và định hướng học hỏi của doanh nghiệp (Celuch KG, Kasouf CJ & Peruvemba V, 2002), năng lực sáng tạo (Hult GTM, Hurley RF & Knight GA, 2004), chất lượng mối quan hệ, định hướng toàn cầu, hợp tác quốc tế, khả năng phản ứng với thị trường quốc tế, vv…
1.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc:
+ Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Mai Trang (2009) đã thực hiện việc đo lường một số yếu tố tạo thành năng lực động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng lực động doanh nghiệp là định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing, năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ được kiểm định với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, khơng phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng lao động, v.v… do đó khơng thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ xem xét một số yếu tố năng lực động chính, trong khi cịn rất nhiều yếu tố doanh nghiệp có thể là yếu tố năng lực động cần được xem
xét để tạo được mơ hình tổng hợp về năng lực động tạo nên lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể là năng lực sản xuất, R&D, định hướng thị trường, nội hóa tri thức, v.v…
+ Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) đã xây dựng mơ hình năng lực cạnh tranh động cho Cty Siemens Việt Nam. Sau quá trình tổng kết lý thuyết, tác giả xây dựng mơ hình giả định về nguồn năng lực động cho Cty Siemens Việt Nam với năm thành phần: định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực Marketing, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp. Một đóng góp có ý nghĩa đối với khung lý thuyết “nguồn năng lực động” của Huỳnh (2009) là xây dựng thêm hai khái niệm mới: năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thang đo của các khái niệm, tác giả chưa chỉ ra được một cách rõ ràng về việc tại sao lại lựa chọn thang đo cho từng biến. Một hạn chế lớn khác của tác giả là để khách hàng đánh giá về nội lực của nhà cung cấp thay vì để chính nhà cung cấp Siemens tự đánh giá về mình. Khảo sát khách hàng thay vì khảo sát nhà cung cấp về nội lực của nhà cung cấp Siemens theo cách tiếp cận của tác giả sẽ thu được những đánh giá khách quan nhưng lại thiếu đi tính chính xác cần thiết.