Xuất mơ hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP á châu (Trang 30)

1.5.1. Các mơ hình đƣợc sử dụng để phân tích và kế thừa:

Thông qua tổng hợp các mơ hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, chúng ta có thể thấy có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về năng lực động. Ở luận văn này, tác giả sử dụng các nghiên cứu về năng lực động tác động lên kết quả kinh doanh để tiến hành phân tích cũng như kế thừa.

+ Mơ hình phân tích của Lin và cộng sự (2008): mơ hình gồm có năm nhân tố thành phần chính tác động đến kết quả kinh doanh bao gồm: định hướng kinh doanh, định hướng thị trường, định hướng học hỏi, năng lực sáng tạo và cơ cấu tổ chức. Trong đó, định hướng kinh doanh, định hướng thị trường tác động lên định hướng học hỏi và từ đó tác động lên kết quả kinh doanh. Đồng thời cả ba thành phần trên đều tác động tới năng lực sáng tạo, năng lực sáng tạo kết hợp với cơ cấu tổ chức tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

+ Mơ hình của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) thực hiện việc đo lường một số yếu tố tạo thành năng lực động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng. Mơ hình phân tích cho thấy Định hướng kinh doanh tác động đến định hướng học hỏi, năng lực marketing, năng lực sáng tạo và từ đó tác động lên kết quả kinh doanh. Định hướng học hỏi tác động lên năng lực marketing và năng lực marketing tác động lên năng lực sáng tạo. Năng lực marketing và năng lực sáng tạo tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Bảng 1.2: Mơ hình nghiên cứu về năng lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009)

1.5.2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu về nguồn năng lực động của ACB

Tổng kết các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế về nguồn năng lực động cho thấy có nhiều yếu tố vơ hình quan trọng tạo nên nguồn năng lực động và tác động đến kết quả kinh doanh của tổ chức. Theo Lin và cộng sự (2008): định hướng kinh doanh, định hướng thị trường, định hướng học hỏi, năng lực sáng tạo, cơ cấu tổ chức. Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), có bốn yếu tố tạo nên năng lực động của doanh nghiệp (thỏa mãn tiêu chí VRIN): định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực marketing và định hướng học hỏi.

Định hướng kinh doanh Kỳ vọng về cơ hội WTO Năng lực sáng tạo Năng lực Marketing Định hướng học hỏi Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa trên mơ hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), tác giả xin kế thừa và kiểm định các yếu tố tạo nên năng lực động của doanh nghiệp theo kết quả nghiên cứu như sau:

* Định hƣớng kinh doanh:

Theo Lumpking và Dess (1996): định hướng kinh doanh là một quá trình liên quan đến “các phương pháp, hoạt động và phương thức ra quyết định mà các nhà quản lý sử dụng”. Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm năm thành phần cơ bản:

+ Tính độc lập (autonomy): Khả năng hành động độc lập của cá nhân hoặc nhóm tạo ra ý tưởng mới cho doanh nghiệp và thực hiện thành công ý tưởng được đề ra.

+ Tính sáng tạo (innovativeness): Khả năng của doanh nghiệp đề xuất quá trình sản xuất mới, sản phẩm mới hay là những ý tưởng mới để làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Damanpour 1991)

+ Tính mạo hiểm (risk taking): Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải đương đầu với rủi ro. Chấp nhận rủi ro thể hiện sự cam kết của nhà kinh doanh trong đầu tư một nguồn lực lớn trong các dự án kinh doanh có khả năng thu lợi cao.

+ Tính chủ động (proactiveness): Là q trình doanh nghiệp dự báo yêu cầu của thị trường (trong tương lai) và chủ động hành động đáp ứng với đòi hỏi này.

+ Tính tiến cơng trong cạnh tranh (competitive aggressiveness): Khác với tính chủ động (chủ động hành động với cơ hội của thị trường – sẽ xuất hiện), tính tiến cơng trong cạnh tranh nói lên tính kiên định tấn cơng đối thủ cạnh tranh (hành động với đối thủ cạnh tranh trong thị trường – hiện tại).

Trong đó, tính sáng tạo thể hiện tinh thần sáng tạo của tổ chức trong việc thay đổi, hoàn thiện các hoạt động kinh doanh (như cải tiến tổ chức, đổi mới sản phẩm, thay đổi quá trình hoạt động …). Nhiều nghiên cứu cho rằng năng lực sáng tạo không thuộc định hướng kinh doanh (Hult và cộng sự, 2004; theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009; Lin và cộng sự, 2008). Do năng lực sáng tạo không chỉ ở sáng tạo ý tưởng kinh doanh, sáng tạo trong quá trình ra quyết định

quản trị mà nó hiện hữu ở mọi khâu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nên không nên xem nó là một nhân tố thành phần trong định hướng kinh doanh.

Tính mạo hiểm cho biết các doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, do ngân hàng là một ngành đặc thù, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động mang tính hệ thống. Nếu một ngân hàng vì kinh doanh mạo hiểm dẫn đến mất khả năng thanh toán, sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống ngân hàng trong nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của nền kinh tế đất nước. Do đó, chấp nhận mạo hiểm là quá rủi ro đối với hoạt động của một ngân hàng và khơng nên xem nó là một biến thành phần trong định hướng kinh doanh của ngân hàng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy định hướng kinh doanh hoặc một số thành phần của nó tác động trực tiếp và gián tiếp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lấy ví dụ, theo Hult & ctg (2004) thì định hướng kinh doanh và tính sáng tạo của doanh nghiệp là hai khái niệm tách biệt và theo kết quả của nghiên cứu của các tác giả này thì cả hai đều có tác động cùng chiều vào kết quả kinh doanh. Nghiên cứu của Keh & ctg (2007) cho thấy định hướng kinh doanh (bao gồm ba thành phần cơ bản: sáng tạo, chủ động và mạo hiểm) có tác động trực tiếp và gián tiếp (thông qua thu thập và sử dụng thông tin – một số thành phần của nội hóa tri thức) vào kết quả kinh doanh. Nghiên cứu của Zahra & ctg (1999) cho thấy định hướng kinh doanh tác động trực tiếp vào định hướng học hỏi. Hơn nữa, doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cao là doanh nghiệp luôn theo dõi thị trường để trở thành những nhà tiên phong trong phục vụ khách hàng, phản ứng với đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô (Lumpkin & Dess 1996).

Do đó, tác giả đề xuất 4 giả thuyết:

Giả thuyết 1: Định hướng kinh doanh tác động tích cực tới định hướng học hỏi của ACB.

Giả thuyết 2: Định hướng kinh doanh tác động tích cực lên năng lực sáng tạo của ACB.

Giả thuyết 3: Định hướng kinh doanh tác động tích cực lên năng lực marketing của ACB.

Giả thuyết 4: Định hướng kinh doanh tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của ACB.

* Năng lực sáng tạo:

Desphandé và Farley (2004) cho rằng việc đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới vào thị trường sẽ phản ánh được năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. Theo Szeto (2000), doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng và là người tiên phong (first-mover) trên thị trường. Còn Anderson & Narus (1998) đề cập đến sự tương tác giữa năng lực sáng tạo và giá trị tăng thêm cho khách hàng như là tiết kiệm chi phí, thời gian, v.v…

Năng lực sáng tạo là phương tiện để đạt được những cải tiến và phát minh cho doanh nghiệp, nói lên sự mong muốn của doanh nghiệp khắc phục những lề lối, thói quen khơng cịn phù hợp trong kinh doanh và theo đuổi những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phù hợp với yêu cầu cạnh tranh (Menguc & Auh, 2006), từ đó làm thay đổi doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả G.Tomas M.Hult, Robert F.Hurley và Gary A. Knight (2004) đã khẳng định năng lực sáng tạo của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp cao hơn so với các ngành khác và có ảnh hưởng trực tiếp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết 5: Năng lực sáng tạo ảnh hưởng tích cực tới kết quả kinh doanh của ACB.

* Năng lực Marketing:

Marketing là chức năng có trách nhiệm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện, một là, thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường, bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô (Homburg C, Grozdanovic M & Klarmann M, 2007). Hai là doanh nghiệp phải luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp,

khách hàng, nhà phân phối và chính quyền. Theo Gronroos C (1994), ngành marketing chuyển hướng từ mơ hình hỗn hợp 4P (Product – Price – Place – Promotion) sang mơ hình marketing mối quan hệ (relationship marketing) thì marketing là quá trình thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để thỏa mãn mục tiêu của các thành viên trong mối quan hệ này. Do vậy chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình kinh doanh như doanh nghiệp và nhà cung cấp, doanh nghiệp và kênh phân phối, doanh nghiệp và khách hàng, doanh nghiệp và chính quyền có liên quan,... đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá năng lực marketing của doanh nghiệp.

Việc đánh giá năng lực marketing của doanh nghiệp được thực hiện thông qua bốn thành phần cơ bản sau (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009):

+ Đáp ứng khách hàng (customer responsiveness) thể hiện sự đáp ứng của doanh nghiệp theo sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng.

+ Phản ứng với đối thủ cạnh tranh (competitor responsiveness), gọi tắt là phản ứng cạnh tranh, thể hiện sự theo dõi của doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp thực hiện để đáp trả với đối thủ cạnh tranh.

+ Thích ứng với mơi trường vĩ mô (responsiveness to the change of the macroenvironment), gọi tắt là thích ứng mơi trường, thể hiện việc doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh từ đó có các chính sách kinh doanh phù hợp.

+ Chất lượng mối quan hệ với đối tác (relationship quality), gọi tắt là chất lượng quan hệ, thể hiện mức độ doanh nghiệp đạt được chất lượng mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các cấp chính quyền có liên quan. Đó là việc doanh nghiệp thực hiện những cam kết đã đề ra với khách hàng hay là các thành viên tham gia thỏa mãn với mối quan hệ đã thiết lập.

Lý thuyết về định hướng thị trường của Narver JC & Slater SF (1990) cũng chỉ ra rằng đáp ứng với sự thay đổi của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi

trường vĩ mô là điểm then chốt dẫn đến thành công của doanh nghiệp (có giá trị). Đáp ứng thị trường là một yếu tố văn hóa doanh nghiệp mà khơng phải tất cả doanh nghiệp nào cũng có (hiếm) và mỗi doanh nghiệp dựa vào nguồn lực của mình có những cách thức đáp ứng thị trường khác nhau. Doanh nghiệp này không thể bắt chước doanh nghiệp khác được (không dễ dàng bắt chước được). Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được sự thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải (không thể thay thế được). Vì vậy, khả năng đáp ứng thị trường thỏa mãn các thuộc tính VRIN nên đây là một yếu tố của năng lực động doanh nghiệp.

Thực tiễn đã cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp thu được chủ yếu từ khách hàng hiện có, tuy vậy khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được (không thể thay thế và bắt chước được). Chất lượng mối quan hệ có quan hệ tỷ lệ thuận với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (hiếm và có giá trị). Vì vậy, chất lượng mối quan hệ thỏa mãn các tiêu chí VRIN và là yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp.

Tóm lại, các yếu tố tạo nên năng lực marketing đều đáp ứng yêu cầu của VRIN, vì vậy năng lực Marketing là yếu tố tạo thành năng lực động của ngân hàng. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết 6: Năng lực marketing ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của ACB.

Năng lực marketing là dạng năng lực động giúp ngân hàng đạt được mục tiêu của mình. Khi năng lực marketing cao, các chương trình marketing của ngân hàng thực hiện sẽ có hiệu quả hơn thông qua phản ứng nhanh nhạy với nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô và tạo được mối quan hệ có chất lượng với đối tác kinh doanh. Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), năng lực này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt những thay đổi của thị trường và từ đó có những thay đổi về sản phẩm, dịch vụ phù hợp để đáp ứng lại với thay đổi này. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết số 7: Năng lực marketing ảnh hưởng tích cực đến năng lực sáng tạo của ACB.

*Định hƣớng học hỏi:

+ Cam kết của doanh nghiệp với việc học hỏi của các thành viên (commitment to learning): phản ánh giá trị cơ bản của doanh nghiệp thông qua nỗ lực hình thành văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải ln quan niệm q trình học hỏi của mỗi thành viên là một q trình đầu tư (khơng phải là chi phí) và là một động lực tạo nên lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển. (Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

+ Chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong doanh nghiệp (shared vision): Các thành viên trong doanh nghiệp được chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp và cùng nhau nỗ lực để đạt được chúng (Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

+ Có xu hướng cởi mở trong hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp (open- mindedness): Doanh nghiệp luôn luôn đánh giá lại những giá trị và niềm tin đã được thiết lập và chấp nhận những thay đổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy định hướng học hỏi đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng theo đuổi xu hướng học hỏi (có giá trị và khan hiếm). Lấy ví dụ, nghiên cứu của Hult & ctg (2004); Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn Thị Mai Trang (2009) cho thấy định hướng học hỏi tác động trực tiếp vào hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu của Lin và cộng sự (2008) cho thấy định hướng học hỏi tác động gián tiếp vào kết quả kinh doanh.

Ngồi ra, định hướng học hỏi có mối quan hệ trực tiếp với quá trình tạo ra tri thức cho doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc thu thập và diễn giải thông tin thị trường và phản ứng với thơng tin đã thu thập được. Từ đó, định hướng học hỏi cũng làm gia tăng chất lượng mối quan hệ trong kinh doanh. Vì vậy, nếu định hướng học hỏi của ngân hàng tăng sẽ làm gia tăng năng lực marketing của ngân hàng.

Do đó, tác giả đề xuất thêm 02 giả thuyết:

Giả thuyết 8: Định hướng học hỏi tác động tích cực lên năng lực marketing của ACB

Giả thuyết 9: Định hương học hỏi tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của ACB

=> Dựa vào những phân tích các nguồn năng lực động và những giả thuyết đưa ra về mối quan hệ giữa các nguồn lực nêu trên, tác giả đề xuất mơ hình về nguồn năng lực động tác động vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu như sau:

Bảng 1.3 – Mơ hình đề xuất:

Có thể tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Bảng 1.4: Tổng kết các giả thuyết đƣợc đƣa ra trong mơ hình: Giả thuyết

H1 Định hướng kinh doanh tác động tích cực tới định hướng học hỏi của ACB H2 Định hướng kinh doanh tác động tích cực lên năng lực sáng tạo của ACB H3 Định hướng kinh doanh tác động tich cực lên năng lực marketing của ACB H4 Định hướng kinh doanh tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của ACB H5 Năng lực sáng tạo ảnh hưởng tích cực tới kết quả kinh doanh của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP á châu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)