Tốc độ tăng trưởng cao của ACB thể hiện thông qua số dư huy động và dư nợ cho vay từ năm 2008 đến năm 2011 thể hiện rõ nét về sự ghi nhận và lòng tin cậy của khách hàng dành cho ACB.
Đồ thị 2.1 – Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2008– 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Qua đồ thị 2.1, chúng ta dễ dàng nhận ra sự tăng trưởng liên tục trong vốn huy động của ACB trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 (vốn huy động năm 2011 tăng gấp 2,57 lần so với năm 2008). Điều đó cho thấy, hoạt động huy động vốn của ACB đã phát huy hiệu quả, khách hàng ngày càng tin tưởng vào ACB, thương hiệu ACB ngày càng được nhiều khách hàng biết đến.
Tuy nhiên, sự cố vào tháng 8 năm 2012 của ACB đã làm sụt giảm nghiêm trọng trong vốn huy động, tổng vốn huy động giảm gần 32% so với năm 2011. Việc sụt giảm mạnh số dư huy động thể hiện niềm tin của khách hàng dành cho ACB khi khách hàng rút tiền gửi tại ACB chuyển sang các ngân hàng có vốn Nhà nước nhằm đảm bảo an tồn. 91,174 134,479 183,132 234,503 159,500 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn huy động (tỷ đồng)
Đồ thị 2.2 – Tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2002-2012
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Tương tự huy động, ACB cũng đạt được sự tăng trưởng liên tục trong tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, tổng dư nợ cho vay tăng khoảng 2.95 lần. Trong năm 2012, dư nợ vay hầu như giữ nguyên so với năm 2011.
Tính đến cuối năm 2012, ACB có tổng tài sản là 176,307 tỷ đồng, giảm 37%, vốn chủ sở hữu đạt 9,377 tỷ đồng, không biến động so với cùng kỳ năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 của ACB đạt 1.043 tỷ đồng, giảm 75% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối bị lỗ nặng 1,863 tỷ đồng, và thiệt hại từ sự cố tháng 8 năm 2012 gây ra. Mặt khác, do vấn đề nợ xấu tăng cao nên khoản chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng cao, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của ACB giảm mạnh so với năm 2011.
34,833 62,358 87,195 102,809 102,815 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ cho vay
Đồ thị 2.3 – Tổng Tài sản của ACB trong giai đoạn 2008 – 2012:
Đồ thị 2.4 – Tổng lợi nhuận trước thuế của ACB trong giai đoạn 2008 – 2012:
Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của ACB gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, do tình hình kinh tế khó
105306 167724 205105 281019 176308 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản Tổng tài sản (tỷ đồng) 2561 2838 3102 4203 1043 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng lợi nhuận
khăn ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ACB và các ngân hàng trong toàn hệ thống tăng cao cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ACB. Đặc biệt, năm 2012 là năm đầy biến động với cả hệ thống ngân hàng. Do hàng loạt những vấn đề bất ổn của nền kinh tế vĩ mơ, trong đó đặc biệt là nợ xấu đã dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn dẫn đến tăng trưởng tín dụng giảm hẳn so với những năm trước. Từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng.
Ngoài sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh, năm 2012 ACB cịn phải đối phó với rất nhiều vấn đề liên quan, ảnh hưởng lớn đến vị thế và hình ảnh thương hiện ngân hàng đã được xây dựng gần 20 năm nay. Đặc biệt là sự cố về đội ngũ lãnh đạo của ACB vướng vào những vụ xét xử về kinh tế vào tháng 8 năm 2012. Đây được xem là một biến cố lớn, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh cho ACB và sụt giảm niềm tin của khách hàng đối với ACB. Từ đó, ACB đã mất đi vị thế ngân hàng hàng đầu trong khối các NHTM cổ phần tại Việt Nam.
Để khắc phục sự cố tháng 8 năm 2012 và đảm bảo tính thanh khoản, ACB đã phải thực hiện một loạt các chương trình khuyến mãi nhằm tăng lãi suất huy động, giữ khách hàng, tạo lập lại niềm tin nơi khách hàng. Mặc dù ACB đã khắc phục được sự cố, dần dần ổn định lại tình hình hoạt động kinh doanh nhưng hậu quả để lại từ sự cố vẫn chưa khắc phục xong. Hình ảnh về ngân hàng vững mạnh, chuyên nghiệp đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi đội ngũ lãnh đạo của ACB bị Cơ quan Nhà nước điều tra về các hoạt động kinh doanh trong q trình cơng tác. Số lượng khách hàng rời bỏ ACB không ngừng gia tăng, chất lượng dịch vụ cũng bị khách hàng đánh giá ngày càng giảm sút về chất lượng. Uy tín trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm sút, thể hiện bằng việc Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch ratings xếp hạng từ mức "D" (ngân hàng có nhiều điểm yếu, do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài) xuống "D/E" và loại hai ngân hàng này ra khỏi diện cần xem xét (Rating Watch Negative - RWN).