chứng khoán trên thế giới
1.3.1 Serkan Yilmaz Kandir nghiên cứu các biến kinh tế vĩ mô với tỷ suất sinh lời của chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ. lời của chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong nghiên cứu này, một mơ hình nhân tố kinh tế vĩ mô được sử dụng để
kiểm tra tác động của các biến kinh tế vĩ mô với tỷ suất sinh lời cổ phiếu trong khoảng thời gian tháng 07/1997 đến tháng 06/2005. Biến kinh tế vĩ mô sử dụng trong nghiên cứu này là tốc độ tăng trưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp, thay đổi chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng cung tiền ngắn hạn, thay đổi tỷ giá, lãi suất, tốc độ tăng
trưởng của giá dầu thô quốc tế. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu cho tất cả các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn ISE. Phân tích này dựa trên danh mục đầu tư cổ phiếu hơn là một cổ phiếu duy nhất. Trong xây dựng danh mục đầu tư, bốn tiêu chuẩn
được sử dụng: vốn chủ sở hữu, giá trị sổ sách của cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phần,
thị giá và tỷ lệ đòn bẩy. Ba danh mục đầu tư được hình thành theo các ngạch bậc của các công ty bởi mỗi tiêu chí xây dựng danh mục đầu tư. Một mơ hình hồi quy được thiết kế để kiểm tra các mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời danh mục chứng khoán với bảy yếu tố kinh tế vĩ mơ. Trong mơ hình hồi quy tỷ suất sinh lời của danh mục chứng
khoán được sử dụng như là các biến phụ thuộc trong khi các biến kinh tế vĩ mô được
sử dụng như là các biến độc lập. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tỷ giá, lãi suất và tỷ suất sinh lợi của thị trường dường như ảnh hưởng đến tất cả các tỷ suất sinh lợi danh mục đầu tư trong khi tỷ lệ lạm phát chỉ ảnh hưởng ba trong số mười hai danh mục đầu
tư. Mặt khác, giá trị sản xuất công nghiệp, cung tiền và giá dầu dường như khơng có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến tỷ suất sinh lời của danh mục chứng khoán. Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái ở Thổ Nhĩ Kỳ là hợp lý, vì số lượng về hoạt động du lịch và thương mại nước ngoài đã tăng dần trong những năm gần đây. Cổ phiếu ISE được tìm thấy là có liên quan tích cực với tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn tồn cầu. Từ khi ISE
dịch chuyển theo hướng hội nhập toàn cầu, quan hệ với thị trường thế giới là không đáng ngạc nhiên. Tương tự như vậy, ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ suất sinh lợi của chứng khốn là khơng đáng ngạc nhiên, vì lãi suất đại diện cho cơ hội thay thế đầu tư. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một nước nhập khẩu ròng về dầu, dầu dường như không quan trọng cho các công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Giá dầu đã luôn luôn được kết hợp với chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, phát hiện này hàm ý sự tồn tại của nhiều yếu tố quan trọng về sản xuất cho các công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự như vậy, những phát hiện liên quan với tỷ lệ lạm phát dường như không thuyết phục. Mặc dù, mối quan hệ không như mong đợi, tỷ suất sinh lợi chứng khốn Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ khơng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát. Phát hiện này có thể cho rằng cổ phiếu Thổ Nhĩ Kỳ không thể được sử dụng như một rào cản chống lại lạm phát. Không phù hợp vì số lượng mẫu thu thập không đủ lớn, sản xuất công nghiệp dường như không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở Thổ Nhĩ Kỳ. Phát hiện này đưa ra một cuộc tranh luận về chức năng của thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ.
Những phát hiện này cho thấy rằng nhân tố kinh tế vĩ mơ có phạm vi ảnh
hưởng lớn lên tỷ suất sinh lời của chứng khoán, khi danh mục đầu tư đặc trưng dường như không bị ảnh hưởng một cách khác nhau bởi các biến kinh tế vĩ mô. Một vài
nghiên cứu trong tương lai là điều hiển nhiên để phân tích các kết quả này. Mặc dù là một tập hợp phong phú các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng trong nghiên cứu này, các biến số kinh tế vĩ mô tập hợp là chưa đầy đủ. Một số biến số kinh tế vĩ mô khác sẽ cung cấp thêm thông tin về quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và các hoạt động kinh tế. Tiếp tục nghiên cứu cũng sẽ xem xét đặc điểm công ty khác để có được một cách nhìn sâu sắc hơn về q trình sinh lợi của chứng khốn. Nhìn chung, đề tài này dự kiến sẽ hữu dụng cho các nhà đầu tư chứng khoán và các tài liệu tài chính.
1.3.2 Ramin Cooper Maysami, Lee Chuin Howe, Mahoamad Atkin Hawzah
Ramin Cooper Maysami, Lee Chuin Howe, Mahoamad Atkin Hawzah nghiên cứu mối quan hệ giữa cá biến kinh tế vĩ mô với các chỉ số giá chứng khoán tại thị
trường chứng khoán Singapore giai đoạn 1/1989 đến 12/2001. Bài viết này xem xét
mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và Chỉ số giá chứng khoán đại diện bởi chỉ số chứng khoán SES, và tập hợp tất cả chứng khoán thuộc lĩnh vực bất động sản, khách sạn, cũng như chỉ số chứng khoán tổng hợp của Singapore, bằng các sử dụng mơ hình của Johansen (1990) VECM, và thu thập đầy đủ thơng tin để ước lượng mơ hình.
Kết luận của bài viết chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Singapore (SES) với
chỉ số chứng khốn bất động sản hình thành mối quan hệ quan trọng với tất cả các biến số kinh tế vĩ mô, trong khi chỉ số chứng khốn tài chính và chỉ số chứng khốn khách sạn chỉ tạo mối quan hệ đáng kể với các biến số được lựa chọn.
Cụ thể, đối với chỉ số chứng khốn tài chính, ảnh hưởng hoạt động nền kinh tế thực và cung tiền không đáng kể, và lãi suất ngắn hạn và dài hạn là đáng kể. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu sẽ có lợi trong hai cách: (1) liệu có tồn tại cơ hội cho việc kiếm được lợi nhuận từ việc thiếu hiệu quả của cơ chế thị trường chứng khoán trong việc chuyển thông tin giữa các thị trường chứng khoán, và (2) cụ thể hơn, đặc biệt “lựa chọn cổ phiếu” có thể dẫn đến một khả năng thu nhập cao. Sự hiện diện của một mối
quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu sẽ đem lại kết luận cho giả thuyết
thị trường hiệu quả.
Thực tế là bộ phận đại diện trên thị trường chứng khoán là cá nhân bị ảnh hưởng bởi mức độ khác nhau đối với các biến số kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của chứng khoán được lựa chọn trong nền kinh tế cũng như các thơng tin trở nên có sẵn với các biến số kinh tế vĩ mô. Các nhà hoạch định chính sách cần phải cẩn thận hơn khi cố gắng để ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô như cung tiền, lãi suất, hoặc tỷ giá hối đoái. Trong khi mục tiêu kinh tế vĩ mô là
để điều chỉnh những yếu kém như lạm phát hoặc thất nghiệp, họ vơ tình có thể làm suy
giảm thị trường chứng khốn, và ngăn chặn những hình thành vốn có của nó và sẽ dẫn
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thị trường chứng khoán
của một số nước cho thấy các biến vĩ mơ đều có ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán.
Kết luận chương 1
Trong Chương 1 đã hệ thống một số khái niệm cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, về các vấn đề liên quan đến chỉ số giá chứng khốn. Ngồi ra, cũng đã hệ thống lại một số khái niệm về các nhân tố vĩ mô như GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, tăng trưởng tín dụng và chỉ ra được mối tương quan giữa các nhân tố này với chỉ số giá chứng khốn. Theo đó, giữa:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số giá chứng khốn trong dài hạn có mối
tương quan thuận. Nghĩa là khi GDP tăng sẽ dẫn đến chỉ số giá chứng khoán tăng và ngược lại.
Lạm phát và chỉ số giá chứng khốn có mối tương quan nghịch, khi lạm phát
tăng sẽ làm cho chỉ số giá chứng khoản giảm và ngược lại.
Lãi suất và chỉ số giá chứng khoán cũng là mối tương quan nghịch. Một sự tăng lên trong lãi suất sẽ tạo ra một sự sụt giảm trong chỉ số giá chứng khoán và ngược lại.
Riêng về tỷ giá hối đoái, mối tương quan với chỉ số giá chứng khoán là thuận hay nghịch tùy thuộc vào đặc thù của các quốc gia khác nhau. Theo đó, đối với một đất
nước nhập siêu và khơng thu hút được nhiều dịng vốn đầu tư nước ngồi thì mối tương
quan này là nghịch; còn đối với một đất nước xuất siêu và thu hút được nhiều nguồn
vốn đầu tư từ nước ngồi thì mối tương quan này là thuận.
Đối với 2 biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng là những biến có tác động
mạnh đến sự tăng giảm của chỉ số giá chứng khoán. Và mối quan hệ này là mối quan hệ thuận, nghĩa là khi cung tiền và tăng trưởng tín dụng tăng so với cùng kỳ năm trước sẽ tạo nên một sự tăng trưởng trong chỉ số giá chúng khốn.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM