Ỏn định tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 77 - 79)

Tỷ giá hối đoái ổn định sẽ giúp thu hút được luồng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI và luồng vốn gián tiếp FII vào trong nước. Khi có nhiều nguồn vốn hơn sẽ giúp cho kinh tế tăng trưởng tốt hơn, khiến cho gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và từ đó làm cho chỉ số giá chứng khốn tăng. Bên cạnh đó, giữa tỷ giá hối đối, lạm phát và lãi suất có mối liên hệ khá mật thiết, khi ổn định được tỷ giá sẽ làm cho việc kiềm

chế lạm phát được dễ dàng hơn và khiến cho lãi suất được ổn định. Vấn đề tỷ giá hối

đoái và ổn định cán cân thanh tốn được thực hiện thơng qua kiểm sốt chặt chẽ nhập

siêu và ổn định dòng vốn ngoại.

3.4.1 Kiềm chế nhập siêu

Các giải pháp thuế quan, hạn ngạch, chính sách hạn chế nhập siêu hàng hóa xa xỉ hay hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu mang tính tình thế trong ngắn hạn. Về dài hạn, để giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta phải:

Thứ nhất, tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế, chú trọng phát triển ngành

công nghiệp hỗ trợ để giảm bớt tỷ lệ nhập nguyên, nhiên vật liệu;

Thứ hai là Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu

tư cơng nghệ, nhân lực để có thể sản xuất ra được những hàng hóa chất lượng và phù

hợp với nhu cầu của người dân Việt Nam.

Thứ ba, việc cơ cấu lại mặt hàng xuất khẩu cũng là vấn đề cần quan tâm, nhìn

vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thời gian qua cho thấy hầu hết xuất khẩu là những mặt

hàng thô thuộc lĩnh vực nông nghiệp, giá trị gia tăng ít, khả năng cạnh tranh khơng cao.

năng cạnh tranh cao là rất cần thiết, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập

khẩu mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng

nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt Nam.

Cuối cùng, bên cạnh 3 giải pháp trên nhằm chuyển dịch và nâng cao chất

lượng hàng hóa, Chính phủ nên tiếp tục kêu gọi, khuyến khích và có các biện pháp thúc đẩy người dân tiêu dùng hàng nội địa, hàng sản xuất được trong nước với chất lượng tương đối nhưng giá bán thấp hơn nhiều so với hàng ngoại nhập.

3.4.2 Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài:

Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vừa là một giải pháp giúp tăng cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời cũng giúp cho thị trường ngoại hối bớt căng thẳng và ổn định hơn, tỷ lệ dự trữ quốc gia tăng lên, khi đó chính sách tiền tệ sẽ

có nhiều lựa chọn hơn để kích thích tăng trưởng kinh tế hoặc kiềm chế nguy cơ lạm

phát.

Thu hút FDI

 Hồn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư nước ngồi như: chính

sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; chính sách phát triển thị trường vốn, tín dụng đầu tư; chính sách thương mại và thị trường; chính sách đất đai; chính sách phát triển nguồn nguyên

liệu; chính sách phát triển nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tầng…

 Tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu tiềm năng của các nước để có các cơ chế, chính sách thu hút phù hợp theo các lĩnh vực ưu

tiên.

 Hoàn thiện danh mục và tóm tắt dự án thu hút đầu tư nước ngoài. Đổi mới và

nâng cao các ấn phẩm tuyên truyền, kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Thu hút FII

 Khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khốn nước ngồi có uy

tín, có năng lực tài chính và chun mơn cao tham gia đầu tư vào lĩnh vực cùng ngành

 Thực hiện cam kết mở cửa TTCK, tiến tới xố bỏ hồn tồn hạn chế sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề nhất định

mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần để thu hút đầu tư nước ngoài.

 Sớm ban hành văn bản, Thông tư hướng dẫn thành lập quỹ mở tại Việt

Nam.Trên thế giới, quỹ mở rất phổ biến, chiếm hơn 90% loại hình kinh doanh quỹ, khi cho phép thành lập quỹ mở, dịng vốn FII có cơ hội chảy vào mạnh hơn.

Các giải pháp kinh tế trên cần phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán, đủ liều

lượng. Muốn làm tốt điều này, Chính Phủ và NHNN cần tăng cường hơn nữa công tác

dự báo và ứng dụng các kết quả dự báo này làm mục tiêu cho nền kinh tế trong tương lai. Từ việc đặt ra kế hoạch chi tiết và chính xác, có định hướng đúng đắn như vậy

cũng sẽ giúp cho người dân và doanh nghiệp xác định được, lên kế hoạch được những

nhiệm vụ, công việc cần thực hiện. Khi đó, niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào Chính phủ và NHNN sẽ tăng lên rất nhiều, khiến cho việc điều hành của Cơ quan quản lý càng trở nên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)