Chính sách tiền tệ phải được điều hành độc lập bởi NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 68 - 70)

Chính sách tiền tệ liên quan đến vấn đề cung tiền, tỷ giá, lãi suất được quyết định bởi NHNN. Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, việc cải cách nhằm tăng cường quyền tự chủ cho các NHNN của một quốc gia đóng vai trị quan trọng

trong việc kiềm chế lạm phát. Do vậy, kinh nghiệm này nên được áp dụng đối với Việt Nam.

Về cơ chế vận hành của NHNN:

 Trước hết cần có cơ sở pháp lý giúp NHNN có thể độc lập tương đối trong

việc xây dựng chính sách tiền tệ, tách rời hoạch định chính sách với q trình bầu cử

cơ quan lập pháp hoặc hành pháp.

 Thứ hai, NHNN cần được độc lập trong hoạt động quản lý và điều hành chính

sách tiền tệ từ việc thiết lập lãi suất đến việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ khác mà khơng có sự can thiệp của Chính phủ.

 Ngồi ra, NHNN nên được ủy nhiệm rõ ràng trong mục tiêu theo đuổi tăng trưởng hay kìm chế lạm phát. Bên cạnh đó, việc quy trách nhiệm trong điều hành chính

sách cũng là cần thiết để tránh tình trạng thiếu nhất quán giữa các cơ quan điều hành chính sách bởi điều này rất dễ gây ra những cú sốc về chính sách khơng chỉ đối với tâm lý của

người dân mà cịn tác động đến q trình hoạch định ngân sách của các doanh nghiệp.

 Bản thân NHNN phải nâng cao độ tin cậy, trách nhiệm bằng cách cố gắng đạt

được các mục tiêu chính sách đề ra và minh bạch trong việc cơng bố các số liệu thống

kê về cung tiền, dự trữ ngoại hối... và cần phát tín hiệu thường xuyên về điều hành

chính sách sao cho thị trường có thể dự báo được, tránh gây sốc.

Về cơ chế điều hành lãi suất:

 Lãi suất cần phải được điều hành dựa trên quan hệ cung – cầu về vốn trên thị

trường. Nếu không điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường thì chính sách cung tiền đối với lãi suất khơng cịn ý nghĩa, khi đó cung tiền tăng chưa hẳn đã đưa đến lãi suất

giảm và như thế các kỳ vọng của chính sách cũng khó đạt được và sự tin tưởng của nhà

đầu tư đối với chính sách của Chính phủ và NHNN giảm đi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn

tại những thời điểm mà lãi suất q cao thì NHNN có thể có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm cho lãi suất cao không kéo dài, chẳng hạn như ban hành cơ chế trần lãi suất cho vay.

 Cung ứng tiền tệ phải được xem là công cụ quan trọng trong việc điều tiết lãi

suất thị trường. Do đó, cần phải có các giải pháp thúc đẩy thị trường mở phát triển một cách có hiệu quả. Thơng qua đó, việc bơm, hút tiền mới được thực hiện một cách nhanh

chóng, từ đó kết quả của chính sách, nhất là về lãi suất, tỷ giá đạt được như mong muốn, tránh những ảnh hưởng tiêu cực do phản ứng khơng kịp thời của chính sách.

 Hội đồng Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cần chủ động nghiên cứu,

đánh giá tác động của những diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và khu

vực, kịp thời đề xuất giải pháp điều hành chính sách vĩ mơ phù hợp.

 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong việc thực hiện các

chính sách tiền tệ của Chính phủ; các NHTM cần phối hợp chặt chẽ hơn với NHNN

trong việc triển khai các chính sách và tránh cạnh tranh khơng lành mạnh, ảnh hưởng

xấu đến nền kinh tế và TTCK.

 Điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa lãi suất vay ngoại tệ và lãi suất vay VNĐ. Đây cũng là điều kiện cần thiết để việc điều tiết lãi suất trên thị trường đạt hiệu

quả cao.

Với việc nâng cao quyền tự chủ cho Ngân hàng Nhà Nước và điều hành lãi suất

theo cơ chế thị trường sẽ giúp cho biến lãi suất, cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong

mơ hình ổn định và có thể dự báo được. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và hoạch định ngân sách, tạo điều kiện cho hoạt

động kinh doanh được hiệu quả hơn, làm gia tăng giá trị sản lượng công nghiệp nói

chung và tổng sản phẩm quốc nội nói riêng. Với những thuận lợi như vậy sẽ làm cho chỉ số giá chứng khoán tăng trưởng.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc dự báo các nhân tố kinh tế vĩ mô và nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Từ đó cũng sẽ xây dựng được những chiến lược, những kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)