Tái cấu trúc nền kinh tế để chính sách hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 72 - 77)

Trong bối cảnh luôn bị thâm hụt ngân sách (tỷ lệ thâm hụt so với GDP năm

2009 là 6.9%, năm 2010 là 5.8%), nợ công gia tăng mạnh trong những năm gần đây

(nợ công 2009 đạt 52,6% GDP, đến hết 31/12/2010, dư nợ công bằng 56,6% GDP),

Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ mất linh hoạt trong điều hành chính sách

tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng nợ quốc gia nếu khơng có những biện pháp cải thiện tình hình.

Hiệu quả chi tiêu ngân sách được xem là vấn đề nóng của Việt Nam trong thời

gian qua, ngân sách đầu tư công cho kinh tế rất lớn khiến tổng đầu tư của nền kinh tế lên đến 42% GDP nhưng lại khơng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, trái lại gây gánh

nặng thâm hụt, nợ nần cho ngân sách.

Thước đo hiệu quả vốn đầu tư thường được dùng phổ biến hiện nay là hệ số suất đầu tư (Incremental Capital Output Ratio - ICOR), hay còn gọi là hệ số sử dụng vốn, hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm. Hệ số này phản ảnh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP.

Trên thực tế, việc gia tăng GDP có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định rằng mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng GDP. Hệ số ICOR thường được tính cho một giai đoạn vì đồng vốn thường có độ trễ, sau một giai đoạn

Bảng 3.1 cho thấy, nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng vốn đầu tư, để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,2 đồng vốn, có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoan 2000-2007 thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đây (chỉ vào khoảng 2-3 trong thời

gian 1970-1984). Khi ở trình độ phát triển thấp tương đương với Việt Nam hiện nay

vào những năm 1950-1975, hệ số ICOR của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao

động trong khoảng 1-2.

Bảng 3.1. Hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2007 tính theo vốn đấu tư và tổng tích lũy tài sản

Tính theo tổng vốn đầu tư Tính theo tổng tích lũy tài sản

Toàn nền kinh tế 5,2 3,5

Kinh tế Nhà nước 7,8 4,9

Kinh tế ngoài Nhà nước 3,2 2,2

Khu vực có vốn đầu tư

nước ngồi 5,2 4,3

Hiệu quả đầu tư tổng thể giảm mạnh thể hiện qua ICOR tăng cao, thậm chí tới

trên 8 vào năm 2009 – gấp đôi so với mức được cho là hiệu quả (ICOR khoảng 3 – 4) đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Như vậy có thể nhận xét, vốn đầu tư của toàn nền kinh tế kém hiệu quả là do suất đầu tư của khu vực của nhà nước quá cao và của khu vực đầu tư nước ngoài thuộc loại

cao, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có hiệu quả đồng vốn hợp lý. Nếu so sánh xét hiệu quả đầu tư theo tổng tích luỹ tài sản, thì ICOR của tồn nền kinh tế Việt Nam thuộc loại cao.

So với ICOR tính theo tổng vốn đầu tư thì điều này cho thấy có một số lượng

vốn đáng kể được bỏ ra nhưng đã khơng trở thành tài sản. Nói một cách khác là hiệu quả đồng vốn bỏ ra kém là bởi vì đã phải chi cho nhiều khâu khơng trực tiếp liên quan

tới sản xuất. Ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, lượng tiền đầu tư đi vào

được trong quá trình sản xuất nhiều nhất (bỏ ra một đồng thì xấp xỉ 83% đi vào được

quá trình sản xuất), tiếp đến là khu vực kinh tế tư nhân (bỏ ra 1 đồng có 68% đi vào

sản xuất) trong khi đó khu vực kinh tế Nhà nước bỏ ra 1 đồng nhằm mục đích đầu tư chỉ có 63% là đến được với q trình sản xuất.

Do vậy, việc tăng cường hiệu quả của việc chi ngân sách và hiệu quả đầu tư khi nghiên cứu và xây dựng phương án tiền khả thi, thẩm định nghiêm và kiên quyết loại

bỏ những dự án đòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn nhưng không hiệu quả là vấn đề

mang tính sống cịn nhằm giảm sức ép đối với CPI và giảm rủi ro khi có những biến

động từ bên ngồi. Đặc biệt, khi chúng ta áp dụng chế độ tỷ giá kém linh hoạt và dư địa của chính sách tiền tệ bị hạn chế thì việc điều chỉnh chính sách tài khóa một cách

chủ động, linh hoạt càng trở nên quan trọng.

Thực hiện việc tái cấu trúc nền kinh tế sẽ giúp cho chính sách tài khóa phát huy tác dụng mạnh hơn. Một khi chính sách tài khóa phát huy tác dụng tốt, hiệu quả đầu tư

được nâng cao sẽ làm gia tăng GDP và góp phần kiềm chế lạm phát, từ đó khiến cho

lãi suất – nhân tố kinh tế vốn được điều hành theo lạm phát – sẽ được giữ ở mức ổn

định. Ngoài việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nền kinh tế cần được tái cấu trúc theo

những hướng sau:

 Cần sớm tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chú trọng đến chất

đầu tư của nền kinh tế được nâng lên, lượng tiền được bơm ra sẽ ít hơn để duy trì một

tốc độ tăng trưởng như cũ, khi đó chính sách mở rộng tài khóa để kích thích tăng

trưởng kinh tế dễ thực hiện hơn do lo ngại về lạm phát ít hơn. Và điều này sẽ khiến cho

chỉ số giá chứng khoán tăng.

 Muốn làm được điều này, trước hết cần phải bắt nguồn từ việc tái cấu trúc

đầu tư mà đầu tiên là đầu tư công. Bởi lẽ, tái cấu trúc đầu tư thực chất là tái cấu trúc

việc phân bổ các nguồn lực toàn xã hội cho đầu tư phát triển đất nước. Các nguồn lực

dành cho đầu tư phát triển trong từng thời kỳ luôn là một đại lượng nhất định và có

giới hạn, thường là thấp xa so với nhu cầu mong muốn. Vì vậy, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này là yêu cầu thường xuyên của mọi cấp quản lý ở mọi giai đoạn phát triển. Thực tiễn cho thấy việc phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển của Việt Nam

chưa đúng và đã tạo ra cơ cấu kinh tế không phù hợp, kém hiệu quả, năng suất lao động xã hội thấp, khả năng cạnh tranh quốc gia chưa nâng lên được. Vì vậy, chỉ có trên

cơ sở tái cấu trúc đầu tư mới tạo ra được cơ cấu kinh tế hợp lý nhất có thể để đạt năng suất, hiệu quả kinh tế lớn nhất và năng lực cạnh tranh quốc gia cao nhất như mong muốn.

 Tái cấu trúc đầu tư phải bao gồm cả việc cấu trúc lại các cơng trình, dự án đã

đầu tư không phù hợp để lại hậu quả xấu (bao gồm cả mất ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát cao…) và ngăn ngừa việc tiếp tục sản sinh ra những dự án như vậy trong tương

lai.

 Ngoài ra, cần phải thay đổi cơ chế phân cấp các dự án đầu tư. Hiện nay, một

số dự án đầu tư được các cấp địa phương phê duyệt và quản lý đã vượt quá tầm và gây

ra sự lãng phí lớn. Theo đó, với một dự án đầu tư thì các vấn đề làm gì, làm ở đâu và

bao giờ làm nên để cho Trung ương quyết định, còn vấn để ai làm, làm thế nào thì có thể phân cho cấp khác, Trương ương chỉ hướng dẫn.

 Chuyển từ mơ hình cơng nghiệp truyền thống sang mơ hình phát triển bền

vững, dựa chủ yếu vào mơ hình kinh tế tri thức, cơng nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ mơi trường.

 Kiểm sốt bội chi ngân sách nhà nước. Hạn chế tăng cung tiền để tài trợ chi tiêu công một khi hiệu quả đầu tư cơng chưa được cải thiện vì khi cung tiền tăng lên để

tài trợ cho các khoản chi tiêu công sẽ tác động làm tăng tổng cầu trong khi mức sản

lượng không tăng tương ứng sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát và hiện tượng bong bóng có

thể xảy ra đối với TTCK và thị trường bất động sản.

 Chính phủ cần nhanh chóng tái cấu trúc các tập đồn kinh tế quốc doanh vì

các tập đoàn này nắm giữ một lượng tài sản, lượng vốn lớn của nền kinh tế, nhất là vốn

Nhà nước. Do đó, nếu khơng có những cải cách quan trọng ở khu vực kinh tế này thì

hiệu quả đầu tư chung của cả nền kinh tế chưa thể được nâng lên. Theo đó, việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước cần phải lưu ý 02 vấn đề sau:

 Thứ nhất, phải tạo lập một thể chế, trong đó các quy định liên quan đến

những yếu tố của môi trường kinh doanh phải hoàn toàn giống nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Những quy định khác hoặc quá trình thực hiện cịn tạo ra đặc quyền, đặc lợi cho doanh nghiệp nhà nước phải được loại bỏ hoàn toàn.

 Thứ hai, đối với thể chế quản trị doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện

theo khung giám sát về quyền sở hữu, quản trị, kinh doanh… theo thơng lệ quốc tế.

 Nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong các hoạt động đầu tư công. Một

khi các hoạt động đầu tư công được minh bạch sẽ thu hút sự quan tâm và giám sát của nhân dân dẫn đến việc phát hiện các sai phạm được nhanh chóng, hậu quả được khắc phục kịp thời.

 Hướng nguồn vốn tín dụng tới những khu vực kinh tế thật sự có hiệu quả

trong trung và dài hạn, tránh chạy theo hiệu quả kinh tế ngắn hạn như chứng khoán, bất

động sản..., đồng thời tiết giảm việc cấp vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của khối

các Tổng cơng ty; Tập đồn Nhà nước.

 Tăng cường công tác giám sát, thanh tra đối với các dự án đầu tư công, nhất

là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đúng quy

Sau tái cấu trúc, nền kinh tế sẽ biến động nhạy hơn với các thay đổi trong chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa. Một khi chính sách tiền tệ và tài khóa hiệu

quả sẽ làm gia tăng giá trị sản lượng cơng nghiệp và kiềm chế lạm phát, qua đó giúp

cho việc hạ lãi suất. Sản lượng công nghiệp và lãi suất vốn là 2 nhân tố kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khốn. Khi giá trị sản lượng cơng nghiệp tăng và lãi suất giảm làm cho chỉ số giá chứng khoán tăng trưởng ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)