Các ngân hàng thương mại Việt nam đang và sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và về quản lý rủi ro. Do vậy, cần phải nhanh chóng
đưa ra được chương trình tái cơ cấu ngành để giúp các ngân hàng khơng bị rơi vào tình
thống ngân hàng giúp thúc đẩy nền kinh tế nhanh hồi phục. Đề xuất một số nhóm giải
pháp như sau:
Tái cấu trúc về vốn tự có của các ngân hàng
Mục tiêu chính của nhóm biện pháp này là phải xác định được mức vốn chủ sở
hữu thực tế (sau khi đã lập dự phòng đầy đủ cho nợ dưới chuẩn và giảm giá các tài
sản) của hệ thống ngân hàng. Từ đó Chính phủ mới đưa ra được các biện pháp cụ thể như yêu cầu các ngân hàng phát hành thêm vốn, cho vay thêm hoặc phải yêu cầu các ngân hàng có mức an tồn vốn thực tế dưới mức tối thiểu phải sáp nhập hoặc giải thể. Nếu các ngân hàng khơng có đủ số vốn tối thiểu tự có sẽ khó tồn tại và khó huy động
được vốn trên thị trường do được coi là có mức đội rủi ro mất khả năng thanh toán cao.
Mua lại ngân hàng hay quốc hữu hóa một phần để tăng vốn. Chính phủ có thể
đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các ngân hàng
thương mại chỉ là tạm thời, chính phủ có chiến lược bán lại cổ phiếu cho khối tư nhân khi ngân hàng các ngân hàng này hồi phục..
Mở rộng room sở hữu nước ngoài trong thời gian nhất định. Một số ngân
hàng được tăng hạn mức cho nhà đầu tư nước ngoài (room) lên mức rất cao, ví dụ 75%
từ mức 30% hiện tại của Việt Nam, để nhà đầu tư mới có thể vào kiểm soát, chi phối
và vực dậy trong khoảng thời gian nhất định. Cổ đơng nước ngồi phải cam kết sau
thời hạn này thì phải giảm tỷ lệ sở hữu của họ xuống mức theo luật định thông qua việc bán lại cho cổ đông trong nước hoặc chỉ phát hành cho cổ đông trong nước để giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Giải quyết vấn đề thanh khoản
NHNN có thể cho vay nhưng có đảm bảo dưới hình thức trái phiếu có bảo đảm.
Theo đó, NHNN sẽ mua trái phiếu có đảm bảo bằng dịng tiền từ các khoản vay tốt của
ngân hàng phát hành với giá chiết khấu. Lúc đó khoản vay được đảm bảo bởi dòng tiền của các khoản vay thương mại tốt này. Với hình thức này, ngân hàng sẽ có vốn hoạt
động và NHNN có được sự an toàn trong việc cho vay các ngân hàng thương mại.
thanh khoản vay trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp khơng hồn trả nổi khoản đã vay thì NHNN hoặc các ngân hàng cho vay được phép chuyển khoản vay đó thành cổ phần của ngân hàng đi vay.
Biện pháp mạnh hơn là NHNN sẽ quy định một số điều kiện về vốn, tỷ lệ an
toàn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu…để bắt buộc các NHTM phải đạt được. Trong trường hợp
không đảm bảo được các tiêu chí này, ban đầu NHNN sẽ khuyến khích các NHTM yếu
kém sáp nhập tự nguyện. Nếu tình hình vẫn khơng cải thiện thì sẽ tiến hành sáp nhập bắt buộc.