Bảng 4.11: Hệ số giãn cách thu nhập ở huyện Củ Chi, khu vực thành thị và nơng thơn Khu vực Khu vực Nhĩm thu nhập ĐVT Chung Thành thị Nơng thơn Chung Đồng 17.837.351 21.532.438 16.510.069 5 nhĩm thu nhập 1. Nhĩm 1 Đồng 6.773.488 9.144.848 6.308.176 2. Nhĩm 2 Đồng 11.065.455 14.981.250 10.364.467 3. Nhĩm 3 Đồng 14.743.813 18.765.076 13.597.844 4. Nhĩm 4 Đồng 19.869.856 23.547.422 17.847.644 5. Nhĩm 5 Đồng 36.554.241 41.697.187 34.545.567 Thu nhập 20% dân số cĩ thu nhập cao nhất Thu nhập 20 % dân số cĩ thu nhập thấp nhất Lần 5,40 4,56 5,48
Nguồn: Điều tra năm 2010
Mức thu nhập bình quân một người/năm của nhĩm 5- nhĩm cĩ thu nhập cao nhất là 36.554.241 đồng, cao gấp 5,40 lần của nhĩm 1- nhĩm cĩ thu nhập thấp nhất là 6.773.488 đồng (Bảng 4.11). So với Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước thì hệ số giãn cách thu nhập giữa nhĩm cĩ thu nhập cao nhất và nhĩm cĩ thu nhập thấp nhất của huyện thấp hơn: Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 là 6,37 lần (Cục thống kê Tp.HCM, 2008), cả nước vào năm 2008 là 8,9 lần (Tổng Cục thống kê, 2010).
Trong khi đĩ, xét trong nội bộ khu vực thành thị và nơng thơn thì thành thị cĩ hệ số giãn cách thu nhập giữa nhĩm cĩ thu nhập cao nhất (nhĩm 5) và nhĩm cĩ thu nhập thấp nhất (nhĩm 1) là 4,56 lần, cụ thể: mức thu nhập bình quân một người/năm ở nhĩm cĩ thu nhập cao nhất (nhĩm 5) là 41.697.187 đồng, nhĩm cĩ thu nhập thấp nhất (nhĩm 1) là 9.144.848 đồng. Hay nĩi cách khác, thu nhập của 20% nhĩm người giàu nhất (nhĩm 5) chiếm 38,56% tổng thu nhập của dân số thành thị, 20% dân số nhĩm nghèo nhất (nhĩm 1) chỉ chiếm 8,46% tổng thu nhập. Nếu so sánh chênh lệch giữa nhĩm cĩ thu nhập cao nhất (nhĩm 5) với nhĩm cĩ thu nhập thấp nhất (nhĩm 1) thì hệ số giãn cách thu nhập ở khu vực thành thị huyện thấp hơn ở khu vực thành thị Việt Nam, theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 thì hệ số giãn cách thu nhập ở thành thị Việt Nam là 8,3 lần (Tổng Cục thống kê, 2010). Như vậy, sự phân hĩa thu nhập ở khu vực thành thị thuộc huyện Củ Chi thấp hơn so với thành thị cả nước.
Tương tự, ở khu vực nơng thơn thuộc huyện Củ Chi nếu như mức thu nhập bình quân một người/năm của nhĩm cĩ thu nhập cao nhất (nhĩm 5) là 34.545.567 đồng, thì nhĩm thu nhập thấp nhất (nhĩm 1) là 6.308.176 đồng. Điều này cho thấy, hệ số giãn cách thu nhập giữa nhĩm thu nhập cao nhất (nhĩm 5) và nhĩm thu nhập thấp nhất (nhĩm 1) là 5,48 lần. Tuy nhiên, hệ số giãn cách thu nhập này vẫn ở mức thấp hơn so với hệ số giãn cách thu nhập giữa nhĩm thu nhập cao nhất và nhĩm thu nhập thấp nhất ở nơng thơn Việt Nam năm 2008 (nơng thơn Việt Nam là 6,9 lần) (Tổng Cục thống kê, 2010).
Từ những phân tích trên cho thấy, khu vực thành thị cĩ hệ số giãn cách thu nhập thấp hơn ở nơng thơn. Hệ số giãn cách thu nhập của huyện, trong nội bộ khu vực nơng thơn và thành thị cịn thấp hơn nhiều so với cả nước.
b. Tiêu chuẩn “40%” của Ngân hàng thế giới (World Bank), đường cong
Lorenz và hệ số Gini
Một trong những khía cạnh để đánh giá sự phân hĩa giàu nghèo, tình trạng bất bình đẳng là tiêu chuẩn “40%” của Ngân Hàng Thế Giới. Với số liệu điều tra thu nhập ở huyện Củ Chi, khu vực nơng thơn và thành thị, kết quả điều tra cho thấy 40% dân số cĩ thu nhập thấp nhất ở địa bàn khảo sát chiếm 19,94% tổng thu nhập của các hộ được khảo sát. Thu nhập của 40% dân số cĩ thu nhập thấp nhất khu vực nơng thơn chiếm 20,24% trong tổng thu nhập và tỷ trọng này ở khu vực thành thị là 22,39%. Theo tiêu chuẩn này thì phân bố thu nhập trong dân cư ở huyện Củ Chi nĩi chung, khu vực thành thị và nơng thơn nĩi riêng ở mức độ tương đối bình đẳng.
c. Đường cong Lorenz và hệ số Gini
Để đánh giá sâu hơn về thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, bên cạnh việc sử dụng tiêu chuẩn 40% của Ngân Hàng Thế Giới, các nhà kinh tế cịn dựa vào thước đo là đường cong Lorenz và hệ số Gini. Theo đĩ, phân phối thu nhập của nhĩm mẫu điều tra ở huyện Củ Chi, khu vực thành thị và nơng thơn và vẽ đường cong mơ tả thu nhập của dân cư phân theo khu vực huyện Củ Chi của luận văn được tính tốn dựa theo số liệu thu thập được như sau: