Các nghiên cứu khác về bất bình đẳng thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự bất bình đẳngtrong thu nhập trường hợp nghiên cứu tại huyện củ chi , TPHCM (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC

2.2. Các nghiên cứu khác về bất bình đẳng thu nhập

Việc nghiên cứu về bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong các luận văn, hội thảo và các báo cáo khoa học như:

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Nhuận (2000) về đĩng gĩp của từng nguồn thu nhập đối với bất bình đẳng tại Việt Nam thì thu nhập từ nơng nghiệp, tự kinh doanh phi nơng nghiệp và lương là những nguồn thu nhập quan trọng nhất trong tổng thu nhập và đĩng gĩp nhiều nhất trong bất bình đẳng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong khu vực nơng thơn, thu từ lương là một nguồn thu nhập cần được khuyến khích vì tăng thu nhập từ lương cĩ thể tăng thêm được phúc lợi thơng qua tăng thu nhập trung bình và giảm được sự bất bình đẳng ở nơng thơn. Ngược lại, nguồn thu nhập từ tự kinh doanh phi nơng nghiệp được xem là nguồn thu nhập chính tạo ra bất bình đẳng tại nơng thơn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Châm và Nguyễn Văn Hồng (2008) về kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và cơng bằng xã hội ở Việt Nam thì qua gần 20 năm đổi mới mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng và tiến bộ xã hội được quan tâm đúng mức nhờ vậy chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng từ 0,539 năm 1994 lên 0,733 năm 2007, sự phát triển kinh tế của Việt nam cĩ xu hướng phục vụ con người và đảm bảo cơng bằng xã hội. Tuy nhiên, về khía cạnh cơng bằng xã hội ở nước ta cũng bộc lộ một số yếu kém: khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nơng thơn, giữa miền xuơi và miền núi đang cĩ xu hướng dãn ra; hệ số Gini của Việt Nam vẫn ở mức cao và cĩ xu hướng tăng, việc xố đĩi giảm nghèo

cĩ xu hướng chậm lại, số hộ tái nghèo tăng lên; tình trạng chênh lệch thu nhập và phân hố giàu nghèo cũng như bất bình đẳng cĩ phần gia tăng.

Theo nghiên cứu của Cao Thị Cẩm Vân và Akita Takahiro (2008) về bất bình đẳng thu nhập thành thị và nơng thơn Việt Nam thì bất bình đẳng trong khu vực phân phối thu nhập cao hơn trong phân phối chi tiêu bởi vì mức chi tiêu phụ thuộc nhiều hơn vào đặc điểm nơi ở của hộ gia đình trong khi yếu tố quyết định của mức thu nhập dường như phụ thuộc vào những đặc điểm khác như trình độ học vấn và nghề nghiệp của các thành viên trong hộ gia đình. Bất bình đẳng trong khu vực thành thị cao hơn khu vực nơng thơn vì thu nhập khu vực thành thị chủ yếu từ làm cơng ăn lương và ngành nghề tự sản xuất phi nơng nghiệp, trong đĩ hai nguồn thu nhập này bất bình đẳng nhiều hơn so với thu nhập nơng nghiệp. Điều thú vị, làm cơng ăn lương dường như là nguồn thu nhập bình đẳng trong cả khu vực thành thị và nơng thơn. Thu nhập nơng nghiệp là nguồn thu nhập bất bình đẳng-cân bằng. Vì vậy, bất bình đẳng thu nhập phân phối trong những nguồn thu khác hơn là trong làm cơng ăn lương và nơng nghiệp. Dựa trên việc xem xét những chính sách hiện hành liên quan đến phân phối thu nhập và phân tích phân tách, nghiên cứu này đã nêu lên những đề nghị rằng đa dạng hĩa thu nhập, phát triển khu vực tư nhân, khuyến khích di cư từ nơng thơn ra thành thị và tự do hĩa thương mại sẽ thích hợp cho mức thu nhập ngày càng tăng trong khi đĩ hạn chế bất bình đẳng gia tăng.

Theo báo cáo của Fritzen và Brassard (2005) về bất bình đẳng ở Việt Nam thì sự gia tăng bất bình đẳng ở Việt nam trong suốt từ 1993- 1998 là do khoảng cách giữa khu vực nơng thơn và thành thị ngày càng rộng ra. Tuy nhiên, sự gia tăng bất bình đẳng trong giai đoạn tiếp theo 1998- 2002 chủ yếu cĩ thể quy cho sự bất bình đẳng trong từng khu vực, như là sự khác nhau của những khu vực đĩ. Fritzen and Brassard cho rằng sự thay đổi trong nguyên nhân bất bình đẳng chủ yếu do tăng vốn con người và làm cơng ăn lương thơng thường giữa những hộ gia đình trong cùng một khu vực, khu vực thành thị hoặc nơng thơn.

Qua kết quả của nhiều nhà nghiên cứu cho thấy đa số các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi cả nước, chưa đi sâu vào nghiên cứu tại địa bàn quận huyện. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam cĩ xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích sự bất bình đẳngtrong thu nhập trường hợp nghiên cứu tại huyện củ chi , TPHCM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)