Quy mô huyđộng vốn của SGD2-BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

2.4. Thực trạng công tác huyđộng vốn của SGD2-BIDV

2.4.2. Quy mô huyđộng vốn của SGD2-BIDV

Bảng 2.4. Kết quả huy động của SGD2-BIDV

(Đơn vị: tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1 Tổng huy động vốn bình quân 7.968 12.197 11.859 9.264 2 Huy động vốn cuối kỳ 9.490 12.315 15.156 10.980 3 Cơ cấu huy động vốn

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 3.328 5.193 3.444 4.209

Ngắn hạn 7.646 10.384 12.973 6.065

Trung và dài hạn 2.244 1.816 1.042 714

Theo đối tượng khách hàng

HĐV từ KH ĐCTC 2.199 2.520 2.123 1.309 HĐV từ KH DN 4.160 7.814 8.035 5.879 TPHCM: 12,607 Bắc SG: 6,885 SGD2: 10,981 Nam SG: 1,744 Sài gòn: 6,081 Tây SG: 1,243 Đông SG: 2,261 NKKN: 3,112 Gia Định: 3,596 TPHCM: 4,523 Bắc SG: 1,707 SGD 2: 3,798 Nam SG: 867 Sài gịn: 3,393 Tây SG: 835 Đơng SG: 1,569 NKKN: 808 Gia Định: 2,090

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của SGD2- BIDV năm 2008-2011)

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước bị suy giảm và điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng gia tăng, nhưng việc huy động vốn cuối kỳ của SGD2- BIDV năm 2008 là 9.490 tỷ đồng thì đến năm 2010 đạt 15.156 tỷ đồng. Để có được những thành quả như vậy là do SGD2- BIDV đã đánh giá đúng thực trạng huy động vốn tại đơn vị, đồng thời đề ra các giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình hoạt động, xây dựng cơ chế động lực khuyến khích đẩy mạnh cơng tác huy động vốn, duy trì ổn định nền vốn của khách hàng. Kết quả huy động vốn cuối kỳ đạt 110,6% kế hoạch 2010, tăng trưởng 123,06% so với năm 2009, điều đó cho thấy sự nỗ lực và linh họat trong hoạt động kinh doanh của SGD2- BIDV. Mặc dù nguồn vốn trong năm biến động phức tạp và bị sụt giảm bởi nhiều khoản tiền của khách hàng lớn như: Sở Tài chính, nhóm khách hàng Dầu khí, khách hàng Gemalink...

Tuy nhiên năm 2011 trong tình hình biến động về lãi suất, kênh đầu tư tiền gửi chưa phải là kênh đầu tư hấp dẫn đối với khách hàng, đồng thời nền vốn chưa thực sự ổn định, huy động vốn của SGD2- BIDV từ đầu năm chỉ duy trì quanh ngưỡng 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 31/12/2011, huy động vốn cuối kỳ đạt 10.980 tỷ, tăng trưởng 23% so với quý 3, trong đó huy động vốn dân cư đạt 3.792 tỷ đồng.

Huy động vốn bình quân năm 2011 của SGD2- BIDV đạt 9.264 tỷ đồng, giảm tuyệt đối 2.595 tỷ đồng so với năm 2010 và hoàn thành 73% kế hoạch Hội sở chính giao. Trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nguồn vốn huy động đạt được rất thấp 7.968 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2009 tình hình có tiến trển hơn đã đạt tỷ lệ cao nhất là 12.197 tỷ đồng trong vòng 4 năm.

HĐV từ KH CN 1.609 2.366 3.858 3.792

Theo loại tiền

VND 6.367 8.096 11.927 8.593

Biểu đồ 2.6. Huy động vốn bình quân qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 của SGD2 – BIDV)

2.4.3. Cơ cấu huy động vốn

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền 2.4.3.1. Huy động vốn VND

Từ năm 2008 đến năm 2010 nguồn vốn huy đồng bằng VND có xu hướng tăng lên từ 6.367 tỷ đồng đến 11.927 tỷ đồng tăng 53,38%. Nhưng trong năm 2011 thì chiếm tỷ trọng giảm so với năm 2010, đến 31/12/2011 đạt 8.593 tỷ đồng tương đương với 78,26% trong tổng huy động, giảm 28% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy là do trong năm 2011 tình hình lạm phát của Việt Nam tăng cao đã có lúc lên tới 18%, người dân không mấy mặn mà gửi tiền vào ngân hàng, và kênh đầu tư họ cảm thấy an toàn và sinh lời nhanh là vàng và bất động sản. Do vậy việc gửi tiền VND trong năm 2011 có xu hướng giảm hơn so với những năm trước. 2.4.3.2. Huy động vốn ngoại tệ 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2008 2009 2010 2011 7.968 12.197 11.859 9.264

Trong năm 2009 lượng huy động vốn bằng ngoại tệ là 4.104 tỷ, đạt tỷ trọng cao tương đương với 256,3% so với năm 2008 và 196,4% so với năm 2010. Năm 2011 lượng huy động xu hướng giảm dần, giảm tuyệt đối 22.triệu, tương đương 20% so với năm 2010

Biểu đồ 2.7. Huy động vốn bằng VND và ngoại tệ.

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguyên nhân có sự chuyển dịch cơ cấu như trên chủ yếu do các quy định của NH Nhà nước như thông tư số 09 và thống tư số14 nhằm hạ trần lãi suất huy động USD, mặt khác trong năm 2010 và 2011, tỷ lệ nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, lượng dự trữ ngoại tệ quốc gia ít dẫn đến tình trạng khan hiếm và đẩy tỷ giá tăng, kèm theo đó là tình trạng đầu cơ và găm dữ nhiều, do vậy khả năng huy động tiền gửi của SGD2- BIDV có xu hướng giảm xuống.

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.8. Huy động vốn không kỳ hạn, ngắn hạn, trung và dài hạn.

Đơn vị: Tỷ đồng 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2008 2009 2010 2011 VND Ngoại tệ 11.927 8.593 2.098 1.672 4.104 8.096 6.367 1.601

2.4.3.3. Huy động vốn khơng kì hạn

Trong năm 2009 huy động vốn khơng kỳ hạn đạt ở mức cao nhất là 5.193 tỷ đồng, sau đó năm 2010 giảm xuống cịn 3.444 tỷ đồng. Nguyên nhân là do lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn thấp, mặt khác lạm phát tăng, giá vàng và ngoại tệ tăng, thị trường bất động sản là một kênh sinh lời hấp dẫn, do đó người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng trong một thời gian ngắn để đảm bảo an tồn sau đó đầu tư vào những thị trường này. Năm 2011 ngân hàng nhà nước không cho người dân gửi vàng vào ngân hàng và thị trường ngoại tệ có xu hướng ổn định trở lại, do vậy huy động vốn không kỳ hạn tăng lên ở mức 4.209 tỷ đồng, tăng 881 tỷ đồng tương đương với 26% so với năm 2010.

2.4.3.4. Huy động vốn ngắn hạn

Hiện nay do tâm lý của người dân là gửi tiền vào ngân hàng sẽ nhận được sinh lời rất thấp, nếu chưa đầu tư vào thị trường khác thì gửi tạm vào ngân hàng để tránh rủi ro và một vài tháng sau đó rút tiền. Do vậy huy động vốn ngắn hạn của các NHTM nói chung và SGD2- BIDV nói riêng vẫn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn huy động. Từ năm 2008 đến năm 2010, huy động vốn ngắn hạn của SGD2- BIDV tăng từ 7.646 tỷ đồng đến 12.973 tỷ đồng. Nhưng năm 2011 giảm mạnh còn 6.065 tỷ đồng và làm cho khả năng chi trả các khoản tiền gửi ngắn hạn đã đến hạn gặp nhiều khó khăn hơn, với lý do dư nợ trung dài hạn chiếm đến 51% tổng dư nợ và với số dư

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2008 2009 2010 2011 Không kỳ hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn 3.328 5.193 3.444 4.209 7.646 10.384 12.973 6.064 2.244 1.816 1.042 714

tuyệt đối lên đến 8.299 tỷ đồng thì cơ cấu huy động vốn ngắn hạn cần được giảm dần và thay thế bằng huy động vốn kì hạn từ 12 tháng trở lên.

2.4.3.5. Huy động vốn trung và dài hạn

Qua thực trạng nền kinh tế trong nước đang suy giảm trong thời gian qua thì việc huy động vốn trung và dài hạn là một vấn đề rất khó khăn, khoảng cách huy động so với vốn ngắn hạn ngày càng cách xa. Trong năm 2010 tổng huy động vốn đạt 1.042 tỷ đồng, tăng trưởng tuyệt đối 156 tỷ đồng so với năm 2009 và năm 2011 giảm tuyệt đối 328 tỷ đồng, tương đương 32% so với năm 2010. Vậy trong những năm tới SGD2- BIDV cần có những biện pháp để tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn, tránh hiện tượng huy động thì chủ yếu là ngắn hạn mà cho vay thì dài hạn dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản trong năm 2011.

Đối tƣợng huy động vốn

Biểu đồ 2.9. Huy động vốn từ khách hàng ĐCTC, DN và CN

Đơn vị: Tỷ đồng

2.4.3.6. Nhóm khách hàng cá nhân

Việc gia tăng liên tục nguồn vốn từ nhóm khách hàng dân cư khẳng định sự quyết tâm của SGD2- BIDV trong công tác huy động vốn cũng như hiệu quả của các chương trình huy động, các cơ chế động lực đối với hoạt động bán lẻ. Năm 2010 huy

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 2008 2009 2010 2011 HĐV từ KH ĐCTC HĐV từ KH DN HĐV từ KH CN 2.199 2.520 2.123 1.309 4.160 7.814 8.035 5.879 1.609 2.366 3.858 3.792

động vốn bán lẻ cuối kỳ dẫn đầu hệ thống với số dư 3.858 tỷ, đạt 103% kế hoạch, tăng 23% so với năm 2009.

Trong thời điểm 6 tháng đầu năm 2011, huy động vốn từ đối tượng dân cư của BIDV nói chung và SGD2- BIDV nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cơ chế động lực trong huy động vốn và áp lực cạnh tranh lãi suất của khối các ngân hàng TMCP. Với sự điều hành linh hoạt, chủ động cùng sự quyết tâm của tập thể cán bộ nhân viên của SGD2- BIDV, huy động vốn dân cư vẫn tăng trưởng và ln ln nằm trong nhóm có số dư huy động vốn dân cư cao nhất hệ thống. Tuy nhiên đến thời điểm sau khi triển khai chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 07/09/2011, huy động vốn dân cư có sự sụt giảm mạnh. Tính đến 31/12/2011, huy động vốn dân cư đạt 3.792 tỷ đồng, tăng ròng 84 tỷ so với đầu năm nhưng mới đạt khoảng 78% kế hoạch được giao. Để duy trì sự phát triển và giữ vững số dư tiền gửi khách hàng cá nhân SGD2- BIDV cần có chính sách tăng cường nguồn huy động dân cư, có cơ chế với khách hàng tiền gửi lớn, đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng.

SGD2- BIDV luôn thay đổi chính sách lãi suất kịp thời, theo kịp chính sách của NHNN và BIDV. Bên cạnh đó, SGD2- BIDV cịn có những ưu đãi đặc biệt với một số khách hàng thân thiết nhằm phát triển mối quan hệ toàn diện với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của BIDV.

2.4.3.7. Nhóm khách hàng tổ chức kinh tế

Số khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm 4% tổng số khách hàng, nhưng đây là nhóm đóng góp lớn nhất vào nguồn vốn huy động và thu nhập của SGD2- BIDV với tổng số dư chiếm 57% tổng nguồn vốn vào năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2011, huy động vốn của SGD2- BIDV sụt giảm chủ yếu ở nhóm khách hàng này. Tính đến 31/12/2011, huy động vốn nhóm khách hàng tổ chức kinh tế giảm tuyệt đối 1.901 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, chiếm 31% so với tổng nguồn giảm trong năm 2011, cụ thể: Lọc hóa dầu Bình Sơn giảm 1.070 tỷ, Cơng ty chứng khóan Chiến Thắng 600 tỷ, Ban Quan Lý Khu đô thị Thủ Thiêm 536 tỷ, Tổng Công ty Dầu Việt Nam 350 tỷ… Huy động vốn từ tổ chức kinh tế sụt giảm phần lớn còn do các định chế tài

chính ẩn danh khơng được huy động theo quy định của hội sở chính. Bên cạnh đó, SGD2- BIDV cũng đã huy động được một số nguồn vốn bổ sung như Cơng ty Phân bón và Hóa chất dầu khí 230 tỷ, Tổng Cơng ty Cảng Hàng không Việt Nam 200 tỷ, Tổng cơng ty Xây dựng Sài gịn 150 tỷ… tuy nhiên vẫn không đủ bù đắp cho nguồn tiền giảm sút trong năm.

2.4.3.8. Nhóm khách hàng là định chế tài chính

Số dư huy động nhóm ĐCTC năm 2010 chiếm 19,3% tổng nguồn vốn huy động, với số dư cuối kì 2.123 tỷ đồng. Trong năm 2011, số dư huy động từ nhóm khách hàng này giảm tuyệt đối 814 tỷ so với năm 2010. Nguồn giảm chủ yếu từ các ĐCTC ẩn danh như Cty CP Quản lý quỹ Lộc Việt (15triệu USD), Cty quản lý quỹ Chiến Thắng (300 tỷ đồng), Công ty Quản lý quỹ FPT (300 tỷ đồng). Tuy nhiên, bản thân SGD2- BIDV cũng đã tiếp thị, mở rộng và duy trì được nhóm khách hàng ĐCTC của riêng mình như Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam 200 tỷ, Ngân hàng Phát triển 100 tỷ, Tổng Công ty CP Bảo Minh trên 100 tỷ, Cơng ty Đầu tư Tài chính TPHCM – HFIC 80 tỷ đồng…

Trong năm qua, SGD2- BIDV luôn cố gắng tối đa để thu hút thêm các nguồn tiền gửi mới, đồng thời tăng cường các hoạt động chăm sóc nhằm giữ chân khách hàng lớn. Tuy nhiên, với tình hình cạnh canh gay gắt, huy động vốn năm 2011 giảm mạnh điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của SGD2- BIDV thời gian qua.

2.5. Đánh giá kết quả đạt đƣợc trong công tác phát triển huy động vốn tại SGD2- BIDV SGD2- BIDV

Trước tình hình chính sách kinh tế vĩ mô thường xuyên thay đổi, SGD2- BIDV luôn chủ động và đưa ra nhiều chính sách, giải pháp thành công trong việc phát triển huy động vốn, từ đó làm tăng quy mơ huy động vốn liên tục từ năm 2008 đến năm 2010.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển huy động vốn từ các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Trong những năm qua SGD2- BIDV đặc biệt chú trọng tăng trưởng đối tượng khách hàng cá nhân và kết quả là số lượng khách hàng cá nhân gửi tiền có

chiều hướng tăng, SGD2- BIDV phấn đấu tăng cường nguồn vốn từ khách hàng cá nhân được bền vững và đây cũng là mục tiêu, nền tảng lâu dài để thúc đẩy các mặt hoạt động khác, giữ vững hình ảnh truyền thống của BIDV, thiết lập và đẩy mạnh quan hệ hợp tác tồn diện, tìm kiếm cơ hội để tạo bước đột phá, tạo dựng vị thế của SGD2- BIDV.

Năm 2010 huy động vốn SGD2- BIDV tăng trưởng lớn so với năm 2009 và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Huy động vốn của SGD2- BIDV hoàn thành tất cả các chỉ tiêu Hội sở chính giao, chiếm 30% so với các chi nhánh trên cùng địa bàn, chiếm 1,8% so với địa bàn TP HCM. Thành tích đáng khích lệ này chủ yếu là do trong năm SGD2- BIDV đã tích cực đánh giá đúng thực trạng huy động vốn tại đơn vị, đồng thời đề ra các giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình hoạt động, xây dựng cơ chế động lực khuyến khích đẩy mạnh cơng tác huy động vốn.

Do nhận thực đươc vai trò, tầm quan trọng của việc mở rộng mạng lưới và phát triển dịch vụ ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trong những năm gần đây SGD2-BIDV không ngừng mở thêm một số chi nhánh trên địa bàn, phịng giao dịch, tăng cường cơng tác phát hành thẻ và các dịch vụ thanh toán thẻ đi kèm. Ngoài ra tăng cường đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ nhân lực mang tích chun nghiệp, góp phần đẩy mạnh hơn cơng tác huy động vốn.

Năm 2011, thị trường huy động vốn có nhiều biến động phức tạp với một loạt biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước nhằm đưa thị trường vốn về trạng thái ổn định và thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động. Tuy nhiên mức huy động vốn của SGD2- BIDV có phần sụt giảm, nhưng những thành tựu huy động vốn cuối kỳ vẫn cao hơn so với các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV.

Qua bốn năm qua SGD2-BIDV đã đạt được những thành tựu rất lớn trong việc: Mở rộng chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tăng cường đầu tư và phát triển sự tiện ích của dịch vụ ngân hàng và chăm sóc khách hàng, đào tạo phát triển trình độ và phẩm chất của cán bộ nhân viên. Tất cả điều đó đã thúc đẩy việc phát triển huy động vốn, nâng cao vị thế của SGD2-BIDV so với các chi nhánh của các NHTM khác trên địa bàn và trong hệ thống của BIDV.

2.6. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn 2.6.1. Những hạn chế 2.6.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của SGD2- BIDV vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục để công tác huy động vốn đạt được hiệu quả cao hơn, gia tăng được thị phần huy động vốn trong hệ thống BIDV nói riêng cũng như trong tồn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng.

Huy động vốn từ dân cư của SGD2- BIDV gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cơ chế động lực trong huy động vốn và áp lực cạnh tranh lãi suất của khối các ngân hàng TMCP. Huy động vốn dân cư có sự sụt giảm mạnh, tính đến ngày 31/12/2011, huy động vốn dân cư đạt 3.792 tỷ đồng giảm so với năm 2010 là 3.858 tỷ đồng.

Công tác phát triển mạng lưới còn chậm, chưa được thực hiện quyết liệt. Cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)