7. Kết cấu của luận văn:
2.2. Về hoạt động huy động và cho vay
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Số liệu huy động vốn của ngành ngân hàng tỉnh Bình Dƣơng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Nguồn vốn huy động 23.534.228 32.498.393 47.983.915 - Phân theo hình thức
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 9.855.107 14.207.091 20.467.558 Tiền gửi tiết kiệm 12.970.052 17.217.486 25.907.973 Tiền gửi khác 709.069 1.073.816 1.608.384
- Phân theo tiền tệ
Nội tệ 19.557.818 27.081.905 41.330.044 Ngoại tệ, vàng 3.976.410 5.416.488 6.653.871
- Phân theo thời hạn
Không kỳ hạn đến 12 tháng 17.076.130 15.389.103 30.912.700 Từ trên 12 đến 60 tháng 6.383.156 17.037.150 17.068.773
Trên 60 tháng 74.942 72.140 2.442
Hoạt động này mang lại nguồn vốn để các NHTMCP trên địa bàn thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Tổng nguồn vốn huy động tồn ngành ngân hàng tỉnh Bình Dương tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 32.498.393 triệu đồng, tăng 38,1% so năm 2008. Trong năm 2010 nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng cao, đạt 47.983.915 triệu đồng, tăng 47,7% so năm 2009. Đạt được tốc độ tăng trưởng này, bên cạnh sự cố gắng tìm kiếm các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân xưa nay quen với việc cất giữ vàng hơn là gửi tiết kiệm để thực hiện huy động của các ngân hàng thì đây cũng là đặc điểm của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng trong những khoảng thời gian này. Đó là bởi vì trong năm 2009 và năm 2010, sau thời gian nền kinh tế bị kìm chế để chống lạm phát đã phát triển trở lại một cách rất khởi sắc, làm tăng lượng tiền của nền kinh tế, trong đó có lượng tiền gửi nằm trong hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, tỉnh Bình Dương tiến hành đền bù giải tỏa cho các hộ dân nằm trong khu vực quy hoạch khu đơ thị thành phố mới Bình Dương và một số tuyến đường lớn nên số tiền được đền bù đa phần chảy lại vào trong hệ thống tiền gửi tại ngân hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao (trên 50%), cho thấy các sản phẩm huy động truyền thống vẫn chiếm ưu thế, được ưa chuộng và đây là tính chất chung trong huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn huy động bằng Việt Nam đồng là chủ yếu, huy động bằng ngoại tệ và vàng đạt thấp. Tại Bình Dương, nếu nhìn sơ bộ người ta có thể đánh giá rằng sử dụng vốn nhiều hơn huy động vốn. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy càng về sau, huy động vốn càng cải thiện, tiệm cận sát đến dư nợ cho vay và gần như đáp ứng được toàn bộ phần vốn cho vay.