Thực trạng tỷ trọng nợ xấu phân theo khối ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 51 - 53)

7. Kết cấu của luận văn:

2.2. Về hoạt động huy động và cho vay

2.2.3. Thực trạng tỷ trọng nợ xấu phân theo khối ngân hàng

Dư nợ tín dụng của khối NHTMCP là: 16.273.343 triệu đồng, chiếm 34,46% dư nợ toàn ngành, nợ xấu là 244.133 triệu đồng, chiếm 26,92% tổng nợ xấu. Tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ là 1,50% đối với khối NHTMCP và là 1,92% đối với toàn hệ thống ngân hàng của tỉnh. Như vậy, đóng góp vào con số tỷ trọng 1,92%, chắc chắn tỷ trọng nợ xấu của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng còn lại phải cao hơn 1,5%. Điều này cho thấy hoạt động của các NHTMCP vẫn khá an toàn.

Tỷ trọng nợ xấu của khối NHTMNN tại Bình Dương (để con số phân tích có sự thống nhất giữa các năm, đề tài vẫn để NHTMCP Ngoại thương và Công thương trong loại phân chia: NHTMNN) cũng chiếm một tỷ trọng tương đương với khối NHTMCP, cho thấy các NHTMNN tại tỉnh Bình Dương đang hoạt động tốt, với mức độ nợ xấu có thể kiểm sốt được, nằm trong mức cho phép theo quy định của NHNN.

Bảng 2.3: Tỷ trọng nợ xấu phân theo khối ngân hàng Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu NHTMNN NHTMCP NHLD + CNNHNN TCTD khác Tổng 2007 Tổng dư nợ 20.838.035 259.796 1.607.424 882.845 23.588.100 Nợ xấu 540.481 449 800 19.710 561.440 Tỷ trọng 2,59% 0,17% 0,05% 2,23% 2,38% 2008 Tổng dư nợ 19.852.589 5.382.773 2.102.708 915.825 27.685.200 Nợ xấu 310.784 30.831 20.721 17.308 379.644 Tỷ trọng 1,57% 0,57% 0,99% 4,99% 1,37% 2009 Tổng dư nợ 23.168.943 9.245.553 2.569.745 1.107.924 36.092.165 Nợ xấu 229.611 163.324 12.701 109.649 515.285 Tỷ trọng 0,99% 1,77% 0,49% 9,90% 1,43% 2010 Tổng dư nợ 26.128.463 16.273.343 3.610.236 1.207.528 47.219.570 Nợ xấu 383.070 244.133 46.659 232.938 906.800 Tỷ trọng 1,47% 1,50% 1,29% 19,29% 1,92% Nguồn: Phịng Tổng hợp NHNN tỉnh Bình Dương

Đáng báo động là khối tổ chức tín dụng khác bao gồm các cơng ty tài chính và các quỹ tín dụng nhân dân. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2010 lên tới 19,29%, chiếm 25,69% tổng nợ xấu của tồn địa bàn trong khi đó tổng dư nợ chỉ chiếm 2,56%.

Tỷ trọng nợ xấu qua các năm của khối NHTMCP tại Bình Dương tăng từ từ, năm 2007 là: 0,17%, năm 2008 là: 0,57%, năm 2009 là: 1,77% và năm 2010 là: 1.5%. Sở dĩ năm 2010, tỷ trọng nợ xấu có sự giảm nhẹ là do tổng dư nợ của khối NHTMCP tăng quá nhanh, gần gấp đối so với năm 2009 và dư nợ xấu có tăng theo nhưng tốc độ tăng khơng bằng. Chúng ta có thể nhận định: tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ của khối NHTMCP tại Bình Dương sẽ có xu hướng tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Tỷ trọng nợ xấu của khối NHTMNN tại Bình Dương khá tốt so với một số tỉnh thành phố khác. Xu hướng này có sự tăng giảm qua các năm nhưng cho thấy có sự điều hịa, kiểm sốt kịp thời. Khi tỷ trọng này ở mức cao năm 2007 là 2,59% thì qua năm 2008, dư nợ giảm và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm, chỉ còn 1,57%, cho thấy nỗ lực thu hồi nợ xấu của khối ngân hàng này. Sau đó, năm 2009, số dư nợ xấu tiếp tục giảm gần 100 tỷ, trong khi đó số dư tổng dư nợ tăng thêm hơn 3.000 tỷ, vì vậy tỷ trọng nợ xấu giảm mạnh, chỉ còn 0,99%. Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu tăng trở lại ở mức tỷ trọng là: 1,47%. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát nợ xấu của khối NHTMNN là rất đáng tin tưởng.

Tỷ trọng nợ xấu của khối ngân hàng liên doanh và CNNHNN cũng cho thấy hoạt động khá an tồn. Trong tiến trình phát triển qua các năm, năm 2010 khối ngân hàng này có tỷ trọng nợ xấu cao nhất song vẫn còn ở mức an toàn cho phép.

Đáng lưu ý là tỷ trọng nợ xấu của các TCTD khác tăng trưởng một cách đang báo động với một tốc độ tăng cao khủng khiếp. Nợ xấu của tổ chức tín dụng khác chủ yếu nằm tại các Cơng ty tài chính và các quỹ tín dụng nhân dân. Mặc dù, đây không phải là đối tượng của đề tài song tôi cho rằng đây thực sự là vấn đề của ngành ngân hàng tại Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)