Các tham số α, tham số β tại Newzealand

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính kinh tế theo qui mô trong chi tiêu của hộ gia đình việt nam (Trang 26 - 34)

Nhà nghiên cứu Tham số α Tham số β

Jensen (1978) 0.737 0.781

Easton (1980) 0.916 0.606

Jensen (1988) 0.632 0.730

Smith (1989) 0.713 0.972

Statistics New Zealand

(1998): square root 1 0.5

Nguồn: tác giả tổng hợp

Như vậy, cuối cùng Cơ quan Thống kê New Zealand đã sử dụng hệ số

nghiệm của căn bậc 2 (square root).

Tại Nam Mỹ và Châu phi

Trong nghiên cứu về các tác động lên nghèo và trợ cấp xã hội ở Barzil và Nam Phi, Armando Barrientos,2005, đã sử dụng hê số qui đổi tương đương để điều chỉnh thu nhập bình qn theo đầu người với cơng thức:

yi = � ∑𝑖𝑖𝑖𝑖=1𝑦𝑦𝑖𝑖𝑖𝑖

1 + [(𝐴𝐴 −1) + 𝛼𝛼𝐾𝐾]𝜃𝜃 là tổng số người của hộ đã được điều chỉnh; A là tổng số người trong hộ;

𝜃𝜃 là nhân tố tính kinh tế theo qui mơ, có giá trị 0,75;

𝛼𝛼là mức chi tiêu cho trẻ em dưới 15 tuổi, có giá trị là 0,5

1.4.2 Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu về việc qui mơ hộ tác động đến chi tiêu bình quân đầu người.

Năm 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia có xuất bản sách “Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng”, trong phần phụ lục “Kỹ thuật thống kê phân tích số liệu về hộ gia đình” do Dominique Haughton và Jonathan Haughton viết; có ước lượng mơ hình hồi qui của chi tiêu bình quân đầu người hàng năm của hộ gia đình dựa trên dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993 có 4.799 quan sát (hộ), với biến phụ thuộc là lơgarit của chi tiêu bình qn đầu người hàng năm và các biến độc lập: số năm đi học của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, việc làm, tổng số người trong hộ,…trong đó hệ số hồi qui của tổng số người trong hộ 0,043, nghĩa là qui mô hộ tăng thêm một người thì chi tiêu bình quân đầu người giảm 4,3%; hai tác giả khơng có nhận định gì về tính kinh tế theo qui mô hộ.

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 về chủ đề Nghèo (do World Bank phát hành 12/2003), trong phần “các đặc trưng của người nghèo” (trang 20) đã tiến hành phân tích thống kê mối liên hệ giữa chi tiêu của hộ gia đình với những đặc trưng của hộ như học vấn, việc làm của chủ hộ, vùng địa lý, qui mô hộ,… dựa trên dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002; trong đó có nêu tác động khi qui mô hộ tăng thêm một người sẽ làm cho chi tiêu bình quân theo đầu người giảm 4,8% và nêu nhận xét “Khơng có gì đáng ngạc nhiên, các hộ gia đình lớn và đặc biệt là các hộ có nhiều trẻ em và người già

hoặc khơng có vợ hoặc chồng dường như có mức chi tiêu theo đầu người thấp hơn”; và khơng có nhận xét nào về tính kinh tế theo qui mơ hộ.

Trần Duy Đông (2007), trong báo cáo về “Các yếu tố quyết định phúc lợi hộ gia đình, phúc lợi xã hội và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam”, dựa trên các bộ dữ liệu: Điều tra mức sống dân cư và hộ gia đình Việt Nam 1992- 1993, Điều tra mức sống dân cư và hộ gia đình Việt Nam 1997-1998, Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002; ơng ước lượng hồi qui với biến phụ thuộc là lơgarit của chi tiêu thực bình quân đầu người; các biến độc lập: giới tính chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, lơgarit(qui mơ hộ

gia đình),…Kết quả ước lượng, khi hộ tăng thêm 1 người thì chi tiêu bình

quân đầu người giảm 25,85% ở dữ liệu 1992-1993; giảm 36,6% ở dữ liệu

1997-1998, giảm 27,2% ở dữ liệu 2002. Ông cho rằng để “giải thích ý nghĩa

của hệ số âm của biến log(quy mơ hộ gia đình)” cần phải sử dụng “hệ số đánh giá tương đương” (equivalence scale); “bởi nếu không có hệ số đánh giá tương đương thì khơng thể kết luận rằng những hộ gia đình có nhiều thành viên sẽ có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn”.

Trong phần “Yếu tố nào quyết định mức tiêu dùng của hộ gia đình thuộc các tầng lớp khác nhau?”, ông đã sử dụng mơ hình kinh tế lượng và số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình 1997-1998 “để xác định các nhân tố tác động đến sự khác biệt về tiêu dùng giữa các nhóm hộ gia đình trong xã hội”; kết quả ước lượng hồi qui tác động của các nhân tố đến chi tiêu bình qn đầu người, trong đó nhân tố qui mơ hộ có tác động như sau: khi hộ tăng thêm 1 người thì chi tiêu bình quân đầu người giảm 8,46% ở phân vị 1; giảm 2,06% ở phân vị 2, giảm 0,006% ở phân vị 3; giảm 3,1% ở phân vị 4; giảm 13,28% ở phân vị 5.

Trong phần bàn về “ Bất bình đẳng thu nhập và phúc lợi hộ gia đình”, ơng cho rằng các gia đình khác về qui mơ cũng như cơ cấu thành viên; do đó

để tính thu nhập thực chính xác hơn cần phải điều chỉnh qui mơ hộ bằng hệ số qui đổi tương đương người lớn (equivalent-adult scale) khi ước lượng, tức là chi tiêu cho trẻ em thì bằng bao nhiêu phần trăm của một người lớn; ông cho rằng hệ số này chưa được sử dụng cho các nghiên cứu về Việt Nam và việc xây dựng một hệ số mới nằm ngoài phạm vi nghiên cứu trong bài viết của ơng. Ơng cũng khơng có nhận định gì về hệ số qui đổi tương đương.

Giang Thành Long (2008), trong báo cáo “Đáng giá tác động và chi phí

của một hệ thống hưu trí xã hội mở rộng ở Việt Nam” đề xuất khi đo lường mức độ nghèo, cần sử dụng “chỉ số thể hiện qui mô tương đương (equivalence scale)” theo Barrientos (2005), với công thức sau:

Quymotuongduongchitieunguoilon = 𝑇𝑇𝑡𝑡𝑛𝑛𝑛𝑛𝑐𝑐 ℎ𝑖𝑖𝑡𝑡𝑖𝑖𝑖𝑖𝑢𝑢𝑐𝑐 ℎ𝑡𝑡𝑛𝑛𝑖𝑖𝑎𝑎𝑜𝑜𝑖𝑖𝑛𝑛 ℎ

1+[𝑠𝑠𝑡𝑡𝑛𝑛𝑛𝑛𝑢𝑢𝑡𝑡𝑖𝑖𝑠𝑠𝑡𝑡𝑛𝑛 −1+ 𝛽𝛽∗𝑠𝑠𝑡𝑡𝑡𝑡𝑡𝑡𝑖𝑖𝑖𝑖𝑠𝑠 ]𝛼𝛼

trong đó, β = 0,5 và α = 0,75. Khi β = 1 và α = 1, chúng ta có “quy mơ tương đương chi tiêu bình quân đầu người”.

Theo tác giả, cơng thức trên khơng phù hợp, vì chi tiêu cho trẻ em Việt

Nam hiện nay có thể tương đương chi tiêu cho người lớn. Tóm lại, trong điều

kiện Viêt Nam hiện nay, nên xác định chi tiêu cho người lơn và trẻ em là như

nhau.

1.5 Chuẩn nghèo theo qui mô hộ: 1.5.1 Các quan điểm về nghèo: 1.5.1 Các quan điểm về nghèo:

Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), nghèo là một khái niệm có nhiều mặt. Cho nên khơng có một khái niệm duy nhất về nghèo. Có thể hiểu nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn của mình tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ xã hội do không được người khác tơn trọng… Do có

q nhiều khía cạnh như vậy mà khái niệm nghèo chưa bao giờ đồng nhất. Các tổ chúc, cá nhân nghiên cứu nghèo đói thường sử dụng khái niệm riêng của mình về nghèo tuỳ theo góc trong quan sát, yếu tố thời gian cũng như quan điểm của riêng họ.

1.5.2 Chuẩn nghèo:

Để đo lường nghèo, hiện nay các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các nhà nghiên cứu chia ra hai loại chuẩn nghèo tuỳ theo mục đích sử dụng: chuẩn nghèo tuyệt đối và chuẩn nghèo tương đối.

1.4.2.1 Chuẩn nghèo tuyệt đối:

Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra

khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ".

Theo World Bank (2005), chuẩn nghèo tuyệt đối là mức sống tối thiểu để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo này sử dụng một rổ các loại lương thực được coi là cần thiết, để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tốt cho con người. Rổ lương thực- thực phẩm đó sẽ tính đến cả cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình đặc thù của một nước. Trên cơ sở đó, hai chuẩn nghèo tuyệt đối được phân ra:

Chuẩn nghèo lương thực - thực phẩm: đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một gia đình có thể đủ mua một lượng lương thực, thực phẩm để cung cấp cho mỗi thành viên trong hộ một lượng calo là 2.100 Calori một ngày. Ngưỡng nghèo này thường thấp vì nó khơng tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực-thực phẩm khác.

Chuẩn nghèo chung: đo lường chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm cung cấp lượng calo là 2.100 Calori và một số mặt hàng phi lương thực.

-Chuẩn nghèo lương thực - thực phẩm:

Các quốc gia khác nhau sử dụng các chuẩn khác nhau để xác định chuẩn nghèo.

Malaysia sử dụng tiêu chuẩn 9.910 Calori một ngày tính trên một gia

đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo.

Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 Calori đối với vùng nông thôn và 2.100 Calori đối với vùng đô thị.

Pakistan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350 Calori bình quân một người

lớn qui ước hàng ngày.

Philippine lại lấy ngưỡng nghèo ở mức 2.000 Calori. Tương tự, Sri

Lanka: 2.500 Calori; Nepal: 2.124 Calori; Thái Lan: 2.099 Calori; Bangladesh:

2.122 Calori; Adezbaizan: 2.200 Calori; một số quốc gia khác lại sử dụng

ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 Calori một người, như Lào, Cam-pu- chia, Trung Quốc, Indonesia,... Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500 Calori làm ngưỡng nghèo.

Tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) sử dụng trong các cuộc điều tra mức sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 Calori/ngày/người (nghèo lương thực, thực phẩm) giống như một số quốc gia khu vực và tỷ trọng lương thực - thực phẩm là 52,97% cho

Chuẩn nghèo chung:

Các quốc gia khác nhau sử dụng các chuẩn khác nhau để xác định chuẩn nghèo chung, vì có cơ cấu tiêu dùng khác nhau.

Để đảm bảo tính so sánh quốc tế của chỉ tiêu tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo, Ngân hàng Thế giới đưa ra 2 mức chuẩn là thu nhập dưới 1 đô la Mỹ 1 ngày và thu nhập dưới 2 đô la Mỹ 1 ngày được chuyển đổi theo sức mua tương đương (PPP - Purchasing Power Parity) của đô la Mỹ năm 1993, có nghĩa là tương đương với mức 1,08 USD/ngày/người và mức 2,16 USD/ngày/người của năm 2002.

Năm 2004, chuẩn nghèo của Trung Quốc, Philippines đã ở mức 2USD, còn ở Thái Lan, Malaysia đã ở mức 3 USD,... thì chuẩn nghèo áp dụng ở Việt Nam tại thời điểm năm 2004 được quy đổi theo sức mua tương đương chỉ mới là: 0,95 USD ở khu vực miền núi, 1,2 USD ở khu vực nông thôn đồng bằng và 1,7 USD ở khu vực thành thị.

Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể: thu nhập 18.600 đơ la/năm là ngưỡng nghèo đối với các hộ có bốn người (gồm bố mẹ và hai con); thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống cịn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói) và mới đây nhất vào năm 2011 là 15,2%.

Việt Nam cũng khơng nằm ngồi tình trạng ấy, vẫn cịn tình trạng thiếu thống nhất về tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia.

Năm 2001, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 xác định chuẩn nghèo cho giai đoạn 2001

– 2005. Ngưỡng nghèo đói được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền

núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng (0,96 triệu/người/năm); nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng (1,2 triệu đồng/người/năm); thành thị: 150.000 đồng người/tháng (1,8 triệu đồng/người/năm).

Ngày 8/7/2005, Thủ tướng đã ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn

2006-2010 với nông thôn là 2,4 triệu đồng/người/năm, với thành thị là

3,12triệu đồng/người/năm. Năm 2008, Bộ Lao động thương binh và xã hội cùng Tổng cục Thống kê đề nghị nâng chuẩn chuẩn nghèo lê như sau: nông thôn là 3,6 triệu đồng/ngưới/năm; thành thị là 4,68 triệu đồng/người/năm.

Ngày 30/01/2011, Thủ tướng đã ban hành chuẩn hộ nghèo, áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015: hộ nghèo ở nông thôn là 4,8 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo ở thành thị là 6,0 triệu đồng/người/năm.

1.5.2.2 Chuẩn nghèo tương đối:

Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của xã hội. Bộ phân đó chiếm bao nhiêu phần trăm, tuỳ thuộc vào định nghĩa của mỗi quốc gia. Cách thông thường nhất là chia các hộ dân thành 5 nhóm (mỗi nhóm chiếm 20% -quintile), căn cứ vào thu nhập hoặc chi tiêu từ cao xuống thấp; nhóm 20% thấp nhất thường được gọi nhóm nghèo. Theo cách phân chia này, nghèo tương đối tồn tại ở mọi quốc gia.

Trong nghiên cứu này, giả định nhóm nghèo là nhóm 20% nghèo nhất.

1.6 Áp dụng chuẩn nghèo theo qui mô hộ trong thực tế 1.6.1 Áp dụng tại các cơ quan thống kê: 1.6.1 Áp dụng tại các cơ quan thống kê:

Hầu như các nước trên thế giới đều giao cho cơ quan thống kê tính tỷ lệ hộ nghèo. Tại Mỹ cơ quan thống kê dân số (Census Bureau) đã áp dụng hệ số qui đổi tương đương để xây dựng chuẩn nghèo theo qui mô hộ cho từng năm, trên cơ sở đó tính tỷ lệ hộ nghèo cho cả nước và cho từng tiểu ban. Năm 2010, họ đã áp dụng chuẩn nghèo theo qui mô hộ như sau:

Bảng 1.3: Hệ số qui đổi tương đương để xác định chuẩn nghèo theo qui mô hộ được áp dụng tại Cơ quan Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010

Qui mô hộ Hệ số qui đổi tương đương (qui mơ hộ tương đương) 0 trẻ em Có 1 trẻ em Có 2 trẻ em Có 3 trẻ em 1 người 1,00 2 người 1,31 1,32 3 người 1,53 1,55 1,55 4 người 2,00 2,02 1,95 1,96 5 người 2,37 2,43 2,35 2,29 6 người 2,68 2,76 2,70 2,65 7 người 3,05 3,18 3,12 3,07 8 người 3,40 3,57 3,51 3,45 9 người trở lên 4,05 4,28 4,22 4,17

Nguồn: US Census Bureau, tác giả tính tốn

Cơ quan thống kê Canada khi tính số hộ nghèo đã dùng hệ số qui đổi tương đương là nghiệm của căn bậc 2 số người trong hộ (square root). Chuẩn nghèo theo qui mô hộ được sử dụng tại Canada vào năm 2009 (Kế hoạch giảm nghèo liên bang, Hạ viện Canada, 11/2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính kinh tế theo qui mô trong chi tiêu của hộ gia đình việt nam (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)