Trích rút dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính kinh tế theo qui mô trong chi tiêu của hộ gia đình việt nam (Trang 38 - 42)

Biến cần rút trích dữ liệu Tên biến trong bộ dữ liệu VHLSS

Nơi trích dữ liệu (file)

Tỉnh (63 tỉnh) Tinh hhexpe08

Huyện (648 huyện) Huyen hhexpe08

Xã (3.063 xã) Xa hhexpe08

Địa bàn Diaban hhexpe08

Mã hộ Maho

Mã vùng (8 vùng) reg8 hhexpe08

Khu vực thành thị hay nông thôn urban08 hhexpe08

Chi tiêu của hộ hhexp2nom hhexpe08

Chi tiêu bình quân đầu người pcexp2nom hhexpe08

Tổng số người trong hộ Hhsize hhexpe08

Giới tính của chủ hộ m1ac2 muc123a

Số người phụ thuộc của hộ m1ac5 muc123a

Số năm đi học bình quân của hộ m2ac1, m2ac2 và m2ac3a muc123a

Thu nhập của hộ Thunhap Ho15

Nguồn: Bộ dữ liệu VHLSS 2008

Phần mềm SPSS 18 được tác giả sử dụng để rút trích dữ liệu, cũng như để tác giả tiến hành các thống kê mơ tả, phân tích tương quan, ước lượng hồi

qui đa biến. Tác giả cũng sử dụng phần mềm Excel 2007 để tổng hợp dữ liệu,

vẽ một số biểu đồ.

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

Chi tiêu bình quân đầu người (pcexp2nom) trong bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 (VHLSS 2008) sẽ được phân tích qua các cơng cụ: thống kê mơ tả, biểu đồ, tương quan, hồi qui để tìm ra mơ hình kinh tế lượng thích hợp nhất; từ mơ hình này suy ra các biểu thức tính hệ số qui đổi tương đương và bảng tính chuẩn nghèo theo qui mơ hộ.

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp thống kê mơ tả giúp ta có cái nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết về tình hình chi tiêu của hộ gia đình.

Chi tiêu bình quân đầu người sẽ được:

- Phân tích số người bình quân một hộ theo 5 nhóm hộ;

- Phân tích mức chi tiêu bình qn đầu người từng nhóm hộ;

- Phân tích chi tiêu bình qn đầu người theo qui mơ hộ và nhóm hộ;

- Phân tích cơ cấu tổng chi tiêu theo 5 nhóm hộ;

- Phân tích chi tiêu của 5 nhóm hộ theo số năm đi học bình quân của

hộ;

- Phân tích chi tiêu của 5 nhóm hộ theo địa phương;

- Phân tích chi tiêu của 5 nhóm hộ theo địa phương, thành thị và nơng

thơn;

- Phân tích chi tiêu của 5 nhóm hộ theo qui mơ hộ;

- Phân tích chi tiêu của 5 nhóm hộ theo số người phụ thuộc (số người

- Phân tích chi tiêu của các hộ 1 người thuộc nhóm nghèo (nhóm 1) theo tuổi và hơn nhân;

- Phân tích chi tiêu của hộ theo 5 khoảng bằng nhau;

- Phân tích chi tiêu của các hộ theo 10 nhóm hộ (10%);

Về chi tiêu lương thực - thực phẩm bình quân đầu người, tác giả sẽ

phân tích như sau:

- Phân tích chi tiêu lương thực - thực phẩm theo 5 nhóm hộ theo qui mơ

hộ;

- Phân tích chi tiêu lương thực - thực phẩm của 5 nhóm hộ theo địa

phương.

2.2.2 Ước lượng mơ hình hồi qui các nhân tố tác động đến chi tiêu bình quân đầu người:

Mơ hình hồi qui đa biến được chọn để ước lượng.

Qua ước lượng mơ hình hồi qui đa biến để xác định biến qui mơ hộ gia đình có hệ số hồi qui mang dấu âm hay không? Nếu hệ số hồi qui của biến qui mơ hộ có mang dấu âm, tức là có tính kinh tế theo qui mơ hộ trong chi tiêu hộ gia đình.

Hệ số ước lượng của các biến độc lập mang dấu dương, có nghĩa là khi

tăng thêm một đơn vị biến này (hay có thuộc tính này), thì biến phụ thuộc sẽ tăng theo giá trị của hệ số, trong điều kiện các biến khác không đổi. Ngược

lại, các biến có hệ số mang dấu âm sẽ làm biến phụ thuộc giảm theo giá trị

của hệ số, trong điều kiện cố định tất cả các biến cịn lại.

2.2.3 Lựa chọn mơ hình hồi qui thích hợp cho mối liên hệ giữa chi tiêu bình quân đầu người và qui mô hộ:

Vẽ biểu đồ phân tán (scatterplot) để nhận dạng đường cong thể hiện

Sau khi nhận dạng đường cong của mối liên hệ của hai biến, sẽ xác định mơ hình hồi qui thích hợp.

2.3 Hệ số qui đổi tương đương (equivalence scale):

Hệ số qui đổi tương đương giúp xác định chính xác, cơng bằng chi tiêu

bình qn đầu người thể hiện tính kinh tế theo qui mơ. Hệ số này được tính

tốn như sau:

Hệ số qui đổi tương đương của hộ thứ i = 𝐶𝐶ℎ𝑖𝑖 𝑡𝑡𝑖𝑖ê𝑢𝑢 𝑐𝑐𝐶𝐶ℎ𝑖𝑖 𝑡𝑡𝑖𝑖ê𝑢𝑢 𝑐𝑐ủ𝑎𝑎 ℎộ 1 𝑛𝑛𝑛𝑛𝑎𝑎 ℎ 𝑡𝑡ℎ 𝑖𝑖 (𝑡𝑡 2 𝑛𝑛𝑛𝑛ườ𝑖𝑖ườ𝑖𝑖 𝑡𝑡𝑡𝑡 𝑠𝑠ê𝑛𝑛)

2.4 Chuẩn nghèo theo qui mô hộ:

Chuẩn nghèo hiện nay tại Việt Nam dựa trên nhu cầu năng lượng trung

bình của người Việt Nam là 2.100 Calori và nhu cầu này chiếm 52,97% trong

cơ cấu chi tiêu của nhóm nghèo. Hiện nay, số người bình qn một hộ là 4. Vì

vậy, chuẩn nghèo do Thủ tướng qui định sẽ được tác giả áp cho hộ 4 người; từ

đó dựa trên hệ số qui đổi tương đương để suy ra cho các loại hộ khác.

Tóm lại, qua chương 2, tác giả mơ tả bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ

gia đình năm 2008 và các biến được trích rút trích phục vụ cho nghiên cứu

này. Tác giả sẽ dùng phần mềm Excel 2007 và SPSS 18 để thực hiện các

thống kê mô tả để mô tả chi tiết về chi tiêu của hộ gia đình, trong đó thể hiện

tính kinh tế theo qui mơ; biểu đồ phân phối, ước lượng mơ hình hồi qui đa

biến giúp tác giả định lượng sự thay đổi của chi tiêu bình quân đầu người khi

tăng thêm 1 người trong qui mô hộ và nêu phương pháp xác định hệ số qui

đổi tương đương, cũng như nêu lên khung xác định chuẩn nghèo theo qui mô hộ.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng quan về chi tiêu của hộ:

Tổng số hộ trong mẫu là 9.189 hộ (có 38.253 người) được sắp theo mức chi tiêu từ thấp nhất cho đến cao nhất, sau đó phân thành 5 nhóm 20%, nhóm 1 là nhóm có mức chi tiêu thấp nhất, nhóm 5 là nhóm có mức chi tiêu cao nhất.

Chi tiêu bình quân đầu người năm 2008, tính chung cả nước là 9,012 triệu đồng. Nhưng hộ có mức Chi tiêu bình qn đầu người thấp nhất là 0,869 triệu đồng tại tỉnh Lai Châu, hộ có mức chi tiêu bình qn đầu người cao nhất là 103,5 triệu đồng tại thành phố Hồ Chí Minh (chưa kể có một hộ tại thành phố Hồ Chí Minh với mức chi tiêu bình qn đầu người là 288 triệu đồng). Điều này cho thấy sự chênh lệch quá cao trong chi tiêu giữa người cực nghèo và người cực giàu.

3.1.1 Phân tích chi tiêu bình qn đầu người:

3.1.1.1 Phân tích số người bình qn một hộ theo 5 nhóm hộ:

Phân tích theo 5 nhóm hộ, như các nghiên cứu trước đây, tổng số người trong hộ có xu hướng giảm dần về hướng nhóm giàu, hay nói cách khác, các hộ nghèo thường đông người. Nhưng đây là một mặt của vấn đề, mặt ẩn kia, chính là tính kinh tế theo qui mơ hộ làm cho chi tiêu bình qn đầu người có xu hướng giảm dần khi qui mơ tăng lên, sẽ được chứng minh ở phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính kinh tế theo qui mô trong chi tiêu của hộ gia đình việt nam (Trang 38 - 42)