Phân tích chi tiêu của hộ theo 5 khoảng bằng nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính kinh tế theo qui mô trong chi tiêu của hộ gia đình việt nam (Trang 48)

L ời cảm ơn

8. Kết cấu của luận văn

3.1.2 Phân tích chi tiêu của hộ theo 5 khoảng bằng nhau

Một cách phân chia tương đối khác: Chi tiêu bình quân đầu người của 9.189 hộ nằm trong khoảng từ 0 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng, chia thành 5 khoảng và tìm hiểu xem, số hộ phân bổ như thế nào.

Bảng 3.11:Phân tích chi tiêu của hộ theo 5 khoảng bằng nhau Chỉ tiêu Chung Chỉ tiêu Chung Nhóm 1 (từ 0 đến 20 tr.đ) Nhóm 2 (từ trên 20 đến 40 tr.đ) Nhóm 3 (từ trên 40 đến 60 tr.đ) Nhóm 4 (từ trên 60 đến 80 tr.đ) Nhóm 5 (trên 80 tr.đ) Số hộ 9.189 8.493 579 96 18 3 Cơ cấu (%) 100,00 92,43 6,30 1,04 0,20 0,03 Nguồn: VHLSS 2008, tác giả tổng hợp

Theo cách phân chia này, số hộ nghèo chiếm 92,43%; trong khi đó, số hộ giàu chỉ chiếm 0,03%.

3.1.3 Phân tích cơ cấu tổng chi tiêu theo 5 nhóm hộ:

Bảng 3.12: Phân tích cơ cấu tổng chi tiêu theo 5 nhóm hộ

Chỉ tiêu Chung (100%) Nhóm 1 (20%) Nhóm 2 (20%) Nhóm 3 (20%) Nhóm 4 (20%) Nhóm 5 (20%)

Tổng chi (triệu đồng, giá 2008) 344.744 33.162 43.977 55.989. 74.969 136.644 Tỷ trọng chi tiêu của nhóm so

tổng chi tiêu (%) 100 10 13 15 22 40

Nguồn: VHLSS 2008, tác giả tổng hợp

Nhóm 20% hộ nghèo với số nhân khẩu đơng nhất 8.866 người, chi tiêu của họ chỉ chiếm 10% so tổng số; trong khi nhóm 20% hộ giàu với số nhân khẩu ít nhất chiếm 40% tổng chi tiêu.

3.1.4 Phân tích chi tiêu lương thực - thực phẩm bình quân đầu người:

3.1.4.1 Phân tích chi tiêu lương thực - thực phẩm theo 5 nhóm hộ và qui mơ hộ:

Tỷ trọng chi tiêu lưong thực- thực phẩm giảm dần theo hướng từ nhóm nghèo đến nhóm giàu. Nhóm nghèo nhất dành 59,7% chi tiêu cho lương thực - thực phẩm, trong khi nhóm giàu nhất chỉ dành 33,7% cho lương thực - thực phẩm.

Bảng 3.13: Tỷ trọng chi tiêu lương thực - thực phẩm theo 5 nhóm hộ theo qui mơ hộ Tổng số người trong hộ Chung

(100%) Nhóm 1 (20%) Nhóm 2 (20%) Nhóm 3 (20%) Nhóm 4 (20%) Nhóm 5 (20%) Chung 42,6 59,7 52,4 47,4 41,9 33,7 1 38,2 56,9 52,6 48,5 47,5 32,2 2 40,0 58,1 53,7 50,4 45,6 32,6 3 40,1 59,4 53,8 49,2 42,6 32,9 4 42,2 59,4 53,2 47,9 42,2 34,7 5 43,5 58,6 52,0 46,3 41,0 34,1 6 44,2 59,6 50,7 46,1 40,6 33,3 7 45,3 60,4 52,2 45,6 39,5 32,1 8 46,6 59,6 51,8 45,7 37,6 32,9 9 44,6 62,2 54,7 44,7 38,8 25,9 10 50,7 65,0 46,4 53,8 38,9 39,3 11 49,5 61,1 51,5 38,2 38,3 12 54,9 67,8 55,5 48,6 13 76,5 76,5 14 39,7 76,9 47,5 28,5 15 63,9 63,9 Nguồn: VHLSS 2008, tác giả tổng hợp

Phân tích theo qui mơ hộ, qui mơ hộ càng lớn, thì tỷ trọng chi cho lương thực - thực phẩm càng cao. Chi tiêu cho lương thực - thực phẩm của nhóm hộ 1 người chiếm tỷ trọng 38,2%, trong khi nhóm hộ 10 người là 50,7%.

Xét riêng nhóm nghèo (nhóm 1), chi tiêu cho lương thực - thực phẩm của nhóm hộ 1 người chiếm tỷ trọng 56,9%, trong khi nhóm hộ 10 người là 65,0%. Phải chăng hộ càng nhiều người càng nghèo, đó chỉ là một mặt (do đông người phụ thuộc. Mặt khác, do đông người, họ càng có điều kiện tiết kiệm những vật dụng và tiện ích dùng chung, như: chi phí thuê nhà, điện, nước,tiền rác, điện thoại, truyền hình cáp, mua sắm đồ dùng lâu bền (máy tính, xe máy).

Trong khi những nhóm giàu, họ có khả năng chi tiêu tăng theo đầu người.

3.1.4.2 Phân tích chi tiêu lương thực - thực phẩm của 5 nhóm hộ theo địa phương:

Chi tiêu lương thực - thực phẩm bình quân đầu người năm 2008 là 3,835 triệu đồng, mức chi tiêu tăng từ nhóm nghèo tời nhóm giàu; mức chênh lệch giữ

nhóm giàu và nhóm nghèo là 3,25 lần, thấp hơn chênh lệch tổng chi bình quân theo đầu người. Điều này là đúng với thực tế là khả năng tiêu thụ lương thực - thực phẩm của con người là hữu hạn; không giống như chi tiêu hàng phi lương thực - thực phẩm.

Bảng 3.14: Phân tích chi lương thực - thực phẩm của 5 nhóm hộ

Chỉ tiêu Chung (100%) Nhóm 1 (20%) Nhóm 2 (20%) Nhóm 3 (20%) Nhóm 4 (20%) Nhóm 5 (20%) Chi tiêu lương thực - thực

phẩm bình quân đầu người 3.835 2.160 2.911 3.547 4.386 7.023

Chênh lệch giữa

các nhóm với nhóm 1 1 1,35 1,64 2,03 3,25

Nguồn: VHLSS 2008, tác giả tổng hợp

3.2 Ước lượng các nhân tố tác động đến chi tiêu của hộ gia đình: 3.2.1 Mơ hình hồi qui thứ nhất : 3.2.1 Mơ hình hồi qui thứ nhất :

Các nhân tố tác động đến chi tiêu bình qn đầu người cho tồn thể mẫu với 9.189 quan sát, tác giả loại 2 quan sát do là có mức chi tiêu bình quân quá cao, gấp 200 lần so với hộ thấp nhất (biến outlier).

3.2.1.1 Mơ hình ban đầu:

Ln(pcexp2nom) = β0 + β1Ln(hhsize) + β2Ln(Sonamdihoc_avg) + β3Ln(incom_avg) + Songuoi_pt + D(Gt_chuho) + D(Urban08) + Reg8_1 + Reg8_2 + Reg8_3 + Reg8_4 + Reg8_5 + Reg8_6 + Reg8_8 + ε.

Kết quả hồi quy từ mơ hình trên cho ta kết luận chính xác hơn so với những thảo luận ban đầu dựa trên phân tích thống kê mơ tả.

Mơ hình ước lượng có hệ số xác định R2 điều chỉnh là 0,744, có nghĩa là các biến độc lập của mơ hình đã giải thích được 74,4% sự biến động của biến phụ thuộc.

Bảng 3.15: Kết quả hồi quy mơ hình ban đầu

Hồi quy đa biến Số quan sát = 9.187

R2 điều chỉnh = 0,744 Durbin-Watson = 1,561

Biến phụ thuộc: Ln(chi tiêu bình quân đầu người) Hệ số chưa được chuẩn hoá

Hệ số được chuẩn hoá Ý Nghĩa B Sai số chuẩn β Hằng số 5,796 0,041 0,000 Biến độc lập Tổng số người của hộ -0,307 0,010 -0,226 0,000

Thu nhập bình quân đầu người 0,496 0,005 0,603 0,000 Số năm đi học bình quân của hộ 0,184 0,007 0,165 0,000

Số người phụ thuộc 0,042 0,004 0,085 0,000

Giới tính chủ hộ -0,004 0,008 0,009 0,577

Hộ thành thị (thành thị = 1) 0,273 0,008 0,215 0,000

Vùng kinh tế

(Đông Nam Bộ làm cơ sở)

Đồng bằng sông Hồng -0,129 0,012 -0,086 0,000

Đông Bắc -0,219 0,013 -0,125 0,000

Tây Bắc -0,214 0,018 -0,074 0,000

Bắc Trung Bộ -0,241 0,014 -0,123 0,000

Duyên hải Trung bộ -0,160 0,014 -0,076 0,000

Tây Nguyên -0,135 0,016 -0,054 0,000

Đồng bằng sông Cửu Long -0,158 0,012 -0,104 0,000

Nguồn: Tác giả sử dụng SPSS tính tốn từ VHLSS 2008

Bảng trên cho biết, trong các biến độc lập, có biến Giới tính chủ hộ khơng có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa > 0,05), điều này chứng tỏ khơng có sự khác biệt trong chi tiêu giữa chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ.

3.2.1.2 Mơ hình điều chỉnh:

Loại bỏ biến giới tính của chủ hộ do khơng có ý nghĩa thống kê và mơ hình đìêu chỉnh có dạng:

Ln(pcexp2nom) = β0 + β1Ln(hhsize) + β2Ln(Sonamdihoc_avg) + β3Ln(incom_avg) + Songuoi_pt + D(Urban08) + Reg8_1 + Reg8_2 + Reg8_3 + Reg8_4 + Reg8_5 + Reg8_6 + Reg8_8 + ε.

Kết quả ước lượng hồi qui trên cho thấy:

+ Khi thu nhập bình quân đầu người tăng 1% thì chi tiêu bình quân đầu người sẽ tăng 0,496%.

+ Tương tự, số năm đi học bình quân đầu người tăng 100% (1 năm) sẽ làm chi tiêu bình quân tăng 18,4%, điều này phù hợp với phần phân tích thống kê mơ tả, học vấn càng cao thì thu nhập càng cao do có việc làm tốt hơn với thu nhập cao hơn.

+ Hai gia đình giống hệt nhau, một gia đình sống ở thành thị (ubran08 =1) và một gia đình sống ở nơng thơn (urban08 = 0), thì hộ ở thành thị có mức chi tiêu bình qn đầu người cao hơn hộ ở nơng thơn 0,272 lần. Nói cách khác, ước tính chi tiêu bình quân đầu người của hộ thành thị cao hơn khoảng 27,2% số với hộ nông thôn, các nhân tố khác giữ nguyên.

+ Riêng đối với qui mô hộ (tổng số người trong hộ), khi qui mô hộ tăng 100% (1 người) sẽ làm cho chi tiêu bình quân đầu người gỉam 30,6%. So sánh với nghiên cứu trước đây của Dominique Haughton và Jonathan Haughton dựa trên dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 1992-1993 với 4.799 quan sát thì mức giảm này là 4,21%; như vậy, có thể nói, sau 15 năm thì mức sống của dân cư Việt Nam tốt hơn, dẫn đến cơ cấu chi cho ăn uống giảm uống, chi cho tiện nghi và dịch vụ nhiều hơn; dẫn kết tính kinh tế theo qui mô hộ cao hơn.

Bảng 3.16: Kết quả hồi quy mơ hình điều chỉnh

Hồi quy đa biến Số quan sát = 9.187 R2 = 0,744 Durbin-Watson = 1,561 Sai số chuẩn của ước lượng = 0,31971

Biến phụ thuộc: Ln(chi tiêu bình quân đầu người)

Hệ số chưa được chuẩn hoá

Hệ số được chuẩn hoá Ý Nghĩa B Sai số chuẩn β Hằng số 5,788 0,038 0,000 Biến độc lập Tổng số người của hộ -0,306 0,010 -0,225 0,000

Thu nhập bình quân đầu người 0,496 0,005 0,603 0,000 Số năm đi học bình quân của hộ 0,184 0,007 0,165 0,000

Số người phụ thuộc 0,042 0,004 0,085 0,000

Hộ thành thị (thành thị = 1) 0,272 0,008 0,194 0,000

Vùng kinh tế

(Đông Nam Bộ làm cơ sở)

Đồng bằng sông Hồng -0,129 0,012 -0,086 0,000

Đông Bắc -0,218 0,013 -0,125 0,000

Tây Bắc -0,213 0,018 -0,073 0,000

Bắc Trung Bộ -0,240 0,014 -0,123 0,000

Duyên hải Trung bộ -0,160 0,014 -0,076 0,000

Tây Nguyên -0,134 0,016 -0,053 0,000

Đồng bằng sông Cửu Long -0,158 0,012 -0,104 0,000

Nguồn: Tác giả sử dụng SPSS tính tốn từ VHLSS 2008

Mơ hình hồi qui trên có phân tích phương sai (ANOVA) với độ tin cậy 99%, đủ điều kiện để nói mơ hình được xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng 3.17: Phân tích ANOVATổng bình Tổng bình phương Mức độ tự do Bình phương

trung bình Giá trị F Ý nghĩa Hồi qui 2565,700 12 213,808 2.227,902 0,000 Số dư 880,415 9.174 0,096

Tổng số 3446,115 9.186

Nguồn:Tác giả sử dụng SPSS tính tốn từ VHLSS 2008

Kiểm tra sự vi phạm giả định cần thiết trong hồi qui tuyến tính:

Trị số Durbin-Watson bằng 1,561, nằm trong khoảng từ 1 đến 3, do vậy không vi phạm tự tương quan.

Kiểm tra đa cơng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 5 và các hệ số chấp nhận (tolerance) đều lớn hơn 0,01; như vậy, có thể khẳng định mơ hình hồn tồn khơng có hiện tượng đa cơng tuyến.

Bảng 3.18: Kiểm định đa cộng tuyến

Biến độc lập Thống kê công tuyến

Tolerance VIF

Thu nhập bình quân đầu người 0,642 1,382 Số năm đi học bình quân của hộ 0,701 1,234

Tổng số người của hộ 0,567 1,025 Số người phụ thuộc 0,552 Hộ thành thị (thành thị = 1) 0,801 1,180 Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng 0,440 2,275 Đông Bắc 0,506 1,975 Tây Bắc 0,717 1,396 Bắc Trung Bộ 0,544 1,839

Duyên hải Trung bộ 0,618 1,618

Tây Nguyên 0,693 1,442

Đồng bằng sông Cửu Long 0,465 2,149

Histogram phần dư của biến phụ thuộc:

3.2.2.2 Mơ hình hồi qui thứ hai: xét riêng cho nhóm hộ nghèo

Các nhóm 20% theo chi tiêu bình qn đầu người, có cơ cấu chi tiêu khác nhau. Các nhóm càng có chi tiêu cao, có xu hướng rõ ràng tỷ trọng chi tiêu cho lương thực - thực phẩm càng thấp. Để có đánh giá chính xác hơn các nhân tố tác động đến chi tiêu bình qn đầu người của nhóm nghèo, tác giả thực hiện ước lượng mơ hình hồi qui giống mơ hình thứ nhất nhưng chỉ bao gồm 1.838 quan sát thuộc nhóm nghèo.

Mơ hình hồi qui của nhóm nghèo:

Ln(pcexp2nom) = β0 + β1Ln(hhsize) + β2Ln(Sonamdihoc_avg) + β3Ln(incom_avg) + D(Urban08) + ε.

Bảng 3.19: Kết quả hồi quy mơ hình cho nhóm nghèo

Hồi quy đa biến Số quan sát = 1.838 R2 = 0,374 Sai số chuẩn của ước lượng = 0,190019

Biến phụ thuộc: Ln(chi tiêu bình quân đầu người)

Hệ số chưa được chuẩn hoá

Hệ số được chuẩn hoá Ý Nghĩa B Sai số chuẩn β Hằng số 6,636 0,062 0,000 Biến độc lập Tổng số người của hộ -0,123 0,011 -0,212 0,000 Thu nhập bình quân đầu người 0,280 0,011 0,501 0,000 Số năm đi học bình quân của hộ 0,079 0,008 0,189 0,000 Hộ thành thị (thành thị = 1) 0,079 0,023 0,063 0,001

Nguồn: Tác giả sử dụng SPSS tính tốn dựa trên VHLSS 2008

Trong kết quả ước lượng hồi qui trên cho thấy, 3 biến: thu nhập bình quân đầu người, số năm đi học bình quân của hộ, hộ thành thị có quan hệ cùng chiều với chi tiêu bình qn đầu người.

+ Khi thu nhập bình quân đầu người tăng 1% thì chi tiêu bình quân đầu người sẽ tăng 0,28%. So sánh với hồi qui mơ hình chung, thì mức tăng này thấp. Điều này có thể giải thích như sau: đối với người nghèo, số tiền tiết kiệm được của họ rất là ít, do đó khi thu thập tăng, họ để lại với tỷ lệ cao thì mới có được số tiền nhỏ để phòng ngừa rủi ro.

+ Số năm đi học bình quân đầu người tăng 100% (1 năm) sẽ làm chi tiêu bình quân tăng 7,9%, cũng thấp hơn so với mức tăng của mơ hình 1. Lý do: số năm đi học trung bình của nhóm nghèo là thấp nhất (đã chứng minh trong phần thống kê mơ tả). Học vấn ở bậc thấp thì khi tăng thêm 1 năm học, số tiền kiếm được cũng khơng nhiếu; do đó tác động chi tiêu khơng cao.

+ Hộ ở thành thị có mức chi tiêu bình qn đầu người cao hơn hộ ở nơng thơn 0,079 lần. Nói cách khác, ước tính chi tiêu bình qn đầu người của hộ thành thị cao hơn khoảng 7,9% số với hộ nông thôn; Mức này thấp hơn rất nhiều so với mơ hình hồi qui 1; chứng tỏ người nghèo ở thành thị có chi tiêu cao hơn hộ nghèo nơng thơn là so với trung bình các hộ thành thị và khoảng cách giàu nghèo ở thành thị cao hơn.

+ Khi qui mô hộ tăng 100% (1 người) sẽ làm cho chi tiêu bình quân đầu người giảm 12,3%. Nhóm hộ nghèo, phần chi tiêu cho thực phẩm là chiếm đa số, vì vậy tính kinh tế theo qui mơ khơng cao.

Bảng 3.20: Phân tích ANOVATổng Tổng bình phương Mức độ tự do Bình phương

trung bình Giá trị F Ý nghĩa

Hồi qui 41,174 4 10,734 285,084 0,000

Số dư 66,185 1.833 0,102

Tổng số 107,359 1.833

Nguồn: Tác giả sử dụng SPSS tính tốn từ VHLSS 2008

Mơ hình hồi qui trên có phân tích phương sai (ANOVA) với độ tin cậy 99%, đủ điều kiện để nói mơ hình được xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu.

Kiểm tra sự vi phạm giả định cần thiết trong hồi qui tuyến tính:

Bảng 3.21: Kiểm định đa cộng tuyến

Biến độc lập Thống kê công tuyến

Tolerance VIF Thu nhập bình quân đầu người 0,938 1,066 Số năm đi học bình quân của hộ 0,934 1,071

Tổng số người của hộ 0,993 1,007

Hộ thành thị (thành thị = 1) 0,998 1,002

Nguồn: Tác giả sử dụng SPSS tính tốn từ VHLSS 2008

Kiểm tra đa cơng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 5 và các hệ số chấp nhận (tolerance) đều lớn hơn 0,01; như vậy, có thể khẳng định mơ hình hồn tồn khơng có hiện tượng đa cơng tuyến.

3.3 Nhận dạng đường cong và dạng hàm cho mối quan hệ giữa chi tiêu bình quân đầu người và qui mơ hộ: bình qn đầu người và qui mơ hộ:

3.3.1 Xét biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa biến chi tiêu bình quân đầu người và qui mô hộ:

Qua biểu đồ được vẽ từ biến chi tiêu bình qn đầu người và qui mơ hộ, mối quan hệ giữa biến chi tiêu bình quân đầu người (pcex2nom) và qui mơ hộ (hhsize) có hình dạng là một đường cong của đường cầu phi tuyến.

3.3.2 Xác định đường cong và dạng hàm cho mối quan hệ giữa biến chi tiêu bình quân đầu người và biến qui mơ hộ: tiêu bình qn đầu người và biến qui mơ hộ:

Từ mơ hình:

Ln(pcexp2nom) = β0 + β1Ln(incom_avg) + β2Ln(Sonamdihoc_avg) + β3Ln(hhsize) + Dm(Urban08) + ε.

Nếu chỉ xét riêng hai biến chi tiêu bình qn đầu người và qui mơ hộ từ mơ hình ở trên, ta sẽ có mơ hình như sau:

Ln(pcexp2nom) = Ln(β0) + β1Ln(hhsize) + ε. Mơ hình trên là biểu hiện từ dạng hàm luỹ thừa sau:

Để vẽ đường biểu đồ của hàm luỹ thừa trên, tác giả lập bảng tính sau; với 𝛽𝛽0 = 14.079 là chi tiêu bình quân đầu người của qui mô hộ 1 người, và 𝛽𝛽1 = -0,306 là hệ số hồi qui ở mơ hình điều chỉnh.

Bảng 3.22: Chi tiêu bình quân đần người theo qui mô hộ (1.000đ/năm)

Qui mô hộ (X) Hằng số (β0) Hệ số bê ta (β1)

Chi tiêu bình quân đầu người (Y=β0*X^β1) 1 14.079 -0,306 14.079 2 14.079 -0,306 11.388 3 14.079 -0,306 10.059 4 14.079 -0,306 9.212 5 14.079 -0,306 8.604 6 14.079 -0,306 8.137 7 14.079 -0,306 7.762

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính kinh tế theo qui mô trong chi tiêu của hộ gia đình việt nam (Trang 48)