Mối quan hệ giữa NPL và GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp stress testing đo lường rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 50 - 52)

Đồ thị cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu.

Giai đoạn 2002-2007, nền kinh tế tăng trưởng nóng, GDP tăng cao nhất năm 2007

khoảng 8.5% trong khi tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1.09%. Tuy nhiên nền kinh tế Việt

Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng

trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu. Từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có xu hướng giảm trong khi nợ xấu tăng cao. Tính đến cuối năm 2012, nợ xấu toàn hệ thống NHTMCP đã ở mức 5.8%.

Trong suốt cuộc khủng hoảng, nợ xấu mở rộng nguyên nhân là do sự khó khăn về tài chính của các hộ gia đình và các công ty. Khi nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, thu nhập của các công ty và hộ gia đình được tăng lên có thể cải thiện khả năng trả nợ dễ dàng hơn, nợ xấu thấp hơn.

- 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 % MQH giữa NPL và GDP NPL GDP

2.2.5 Tỷ giá thực hiệu lực (REER)

Theo thông báo của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, sự biến động về thâm hụt cán

cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến nay trải qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2000-2003, tỷ giá thực có xu hướng giảm, cán cân thương mại

được cải thiện thậm chí có thặng dư chút ít. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, tỷ giá

thực có xu hướng tăng, đặc biệt vào thời điểm cuối quý 3 năm 2006, REER tính

được là 103.56% tức là đã tăng 3.56% so với cơ sở.

Để góp phần thúc đẩy các hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trò trung

gian tài chính, cung cấp vốn và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất quan trọng. Rất nhiều ngân hàng với lợi thế mạnh về xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao năng lực và đã thu về được những nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn thì rủi ro

tín dụng của ngân hàng đối với các món nợ này là điều không thể tránh khỏi.

Về công tác điều hành tỷ giá, từ năm 2007 đến nay, VNĐ đã trải qua 3 giai

đoạn biến động tỷ giá lớn. Mỗi một giai đoạn đều do các nhân tố khác nhau trực

tiếp dẫn dắt, do đó việc xử lý trong từng giai đoạn là khác nhau. Năm 2008, biến

động trên thị trường ngoại hối là do các nhà đầu tư nước ngoài bán khoảng 3 tỷ

USD trái phiếu để rút vốn khi lạm phát lên cao. Vào những tháng cuối năm 2009, biến động tỷ giá là do lượng cung VNĐ quá lớn trên thị trường, đồng thời các hoạt

động buôn lậu trên thị trường vàng khiến USD khan hiếm. Đây cũng là năm mà sai

số trong cán cân thanh toán lên đến 12 tỷ USD. Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, biến động ngoại hối do một phần tín dụng ngoại hối tăng mạnh và đầu năm 2010, kỳ vọng VNĐ giảm giá do đã liên tục giảm giá trong thời gian qua, thêm vào đó là dự trữ ngoại hối thấp và lạm phát cao.

Ta thấy, tỷ giá chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố trên thị trường, trong đó một phần do tín dụng ngoại tệ của ngân hàng và công tác quản lý cung tiền của NHNN. Cho nên sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NH và ngược lại,

(Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp stress testing đo lường rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)