.1 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 48)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh bán lẻ năm 2012

Kết thúc năm 2010 tổng tài sản của BIDV đạt 366.267,7 tỉ đồng, tăng 23.6% so với năm 2009, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 24,8%

đã góp phần quan trọng vào việc ổn định và gia tăng nền vốn cho BIDV. Dư nợ tín dụng tăng bình quân gần 25%/năm, đến ngày 31-12-2010 đạt 254.192 tỉ đồng

mơ, tồn hệ thống đã chú trọng kiểm sốt chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu 1,8%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 2.5%, dư nợ xấu giảm 250 tỷ đồng so với đầu năm...Tiếp

nối thành cơng, BIDV liên tục kinh doanh có lãi. Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 46%, cho đến hết năm 2010 đạt 4.625,5 tỉ đồng. Thu dịch vụ ròng đạt 1.776 tỉ đồng tăng trưởng bình quân 50%/năm. Bên cạnh đó đã phát triển mạnh mẽ nền khách hàng bán lẻ với số lượng khách hàng hiện tại lên tới trên 2,4 triệu, tăng thêm gần 500.000 khách hàng trong năm 2010. Duy trì và phát triển số lượng khách hàng quan trọng trên 14.500 khách, qua đó tạo nền tảng quan trọng để phát triển NHBL trong tương lai

Các hoạt động dịch vụ bán lẻ có bước tăng trưởng tốt: tổng thu phí rịng từ dịch vụ bán lẻ đạt 214 tỷ đồng, tăng trưởng 50% và chiếm tỷ trọng 11% trong tổng thu phí dịch vụ rịng toàn hệ thống. Hoạt động kinh doanh thẻ tăng trưởng cao với số lượng thẻ ATM đạt 2,35 triệu thẻ, tăng gần 500.000 thẻ trong năm 2010; thẻ tín dụng đạt gần 20.000 thẻ, tăng gấp 3 lần so với 2009. Các sản phẩm bán lẻ mới liên tục được triển khai với những tiện ích, tính năng đa dạng, phong phú đáp ứng yêu cầu của nhiều nhóm đối tượng khách hàng, góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, duy trì và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.

BIDV đã triển khai Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc ứng xử trong toàn hệ thống, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng ứng xử tốt, có ý thức chấp hành pháp luật, có tinh thần vì cộng đồng, vì khách hàng và vì sự trường tồn của Ngân hàng. BIDV cũng đã sử dụng hiệu quả công cụ quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế và nâng cao năng lực quản trị của Ngân hàng. Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro mới đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt so với mơ hình cũ, theo hướng thành lập bộ máy quản lý rủi ro thị trường chuyên nghiệp, quản lý ISO, phòng chống rửa tiền độc lập, thống nhất trong tồn hệ thống. Cơng tác quản trị điều hành có bước cải tiến tích cực, hướng dần theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế với việc triển khai xây dựng định hướng, cơ chế chính sách, ban hành nhiều văn bản pháp lý, chuẩn hoá quy định, quy trình tác nghiệp hướng tới khách hàng. Các chỉ đạo điều hành về hoạt động bán lẻ được ban hành và hướng dẫn đồng bộ, kịp thời sát với diễn biến thị trường và được tổ chức triển khai nghiêm túc tại các đơn vị thành viên.

Năm 2011 được coi là năm then chốt để hoàn thành mục tiêu kế hoạch NHBL giai đoạn 2010 – 2012. Tại thời điểm tháng 9/2008 được coi là dấu mốc đầu tiên cho

lẻ hiện đại, hướng tới mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm; Năm 2009 là năm bản lề với việc kiện tồn mơ hình tổ chức kinh doanh, xây dựng định hướng kế hoạch cho hoạt động kinh doanh NHBL. Hai năm 2010-2011 là giai đoạn vượt qua thử thách, vững bước đi lên. Khủng hoảng kinh tế năm 2008, cộng thêm những bất ổn nảy sinh từ mặt trái của chính sách kích cầu đầu tư tiêu dùng năm 2009 khiến năm 2010 và 2011 tiếp tục là giai đoạn đầy sóng gió đối với kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hoạt động ngân hàng nói riêng… Nhưng với chiến lược phát triển hoạt động NHBL cụ thể cùng sự nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động NHBL của BIDV đã đạt được những kết quả nổi bật với những bước tiến vững chắc trong thị trường bán lẻ. Năm 2011, mặc dù có sự cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt trong hoạt động huy động vốn dân cư nhưng với việc triển khai linh hoạt chính sách HĐV cùng các sản phẩm đa dạng, hoạt động HĐV DC của BIDV luôn giữ được mức độ tăng trưởng ấn tượng, tăng 28% so với năm 2010; quy mô HĐV DC đến 31/12/2011 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2009, đạt hơn 129.000 tỷ đồng, đưa tỷ trọng HĐV DC trên tổng nguồn vốn huy động ngân hàng từ 37% năm 2010 lên 49% năm 2011. Nguồn vốn huy động từ dân cư đã thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, góp phần tích cực vào sự ổn định nền vốn của ngân hàng. Các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng được chú trọng đa dạng, phong phú về kỳ hạn, tiện ích, phù hợp với khách hàng đại chúng cũng như từng nhóm khách hàng mục tiêu, từ trẻ nhỏ đến người lao động nước ngoài như Tiết kiệm Lớn lên cùng yêu thương, Tiết kiệm Kiều hối, Tiết kiệm An Lợi, An Phú Gia…

Hai năm vừa qua, trước những khủng hoảng của nền kinh tế với chính sách thắt chặt tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất của Chính phủ và NHNN, mặc dù gặp khơng ít khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng bán lẻ của BIDV vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định với 29.800 tỷ đồng dư nợ TDBL năm 2010, đạt hơn 38.000 tỷ đồng năm 2011, tăng trưởng 28% so với năm 2010, nâng tỷ trọng dư nợ TDBL trên tổng dư nợ lên 14%. Hoạt động TDBL đã được triển khai theo sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN, theo đó tập trung cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ trọng chiếm xấp xỉ 45% trong tổng dư nợ, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu (vay mua nhà khoảng 30%, cho vay tín chấp tiêu dùng chiếm 7% trong tổng dư nợ…)

Hình 2.1 Quy mơ tín dụng bán lẻ tại các Ngân hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009,2010 và 2011

Trong 05 ngân hàng so sánh, quy mô TDBL của BIDV đứng thứ 3 sau Vietinbank và ACB. Tốc độ tăng trưởng TDBL của BIDV năm 2010 và 2011 lần lượt là 51% và 29%, cao hơn mức tăng của Vietinbank (32%, 16%) và ACB (41%, 18%)

Tình hình phát triển dịch vụ thẻ tính tới hết tháng 8/2012 nhìn chung chưa đạt được kế hoạch đã đề ra, đặc biệt tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ ghi nợ tăng mới 8 tháng đầu năm đang thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)