Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 64)

TP .HCM

2.4 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

TMCP Quốc Tế Việt Nam – chi nhánh TP.HCM từ mơ hình hồi quy

Trong mơ hình nghiên cứu:

 β1 = - 0.356527 có ý nghĩa nếu các yếu tố khác khơng đổi, nguồn vốn huy động tăng 1% thì Y giảm 0.356527%  có ý nghĩa kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu vì mặc dù vốn huy động tăng giúp ngân hàng có nguồn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu vốn huy động được với chi phí càng rẻ thì hiệu quả mang lại càng cao. Có thể thấy, các sản phẩm vay chủ yếu của VIB là

vay mua bất động sản, vay mua ô tô và vay cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 - 2013, do tình hình khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản bắt đầu bước vào gặp khó khăn, mặc dù các chủ đầu tư liên tục hạ giá thành sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu căn hộ nhưng thị trường vẫn sụt giảm từ phía cầu. Mặt khác do tác động của khủng hoảng tài chính nên lãi suất cho vay tăng cao làm giảm nhu cầu mua bất động sản của người dân. Hơn nữa, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, sự cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực kinh doanh cộng với sức mua kém nên doanh nghiệp không mở rộng đầu tư sản xuất, từ đó doanh nghiệp khơng có nhu cầu vay tiền. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay thì ngân hàng khơng dám cho vay vì tài chính thiếu minh bạch, kinh doanh thiếu hiệu quả nhất là còn quá nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa trả được những khoản vay cũ. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động được giải ngân cho đối tượng cá nhân là không cao.

 β2 = 0.026780 có ý nghĩa nếu các yếu tố khác không đổi, nợ xấu cho vay cá nhân tăng 1% thì Y tăng 0.026780%  có ý nghĩa kinh tế vì khi dư nợ cho vay cá nhân tăng thì nợ xấu cho vay cá nhân cũng có xu hướng tăng. Đây là điều khó tránh khỏi trong lĩnh vực ngân hàng. Vì đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng nhà nước ln khuyến khích các ngân hàng thương mại gia tăng tăng trưởng tín dụng hàng năm. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên lại làm gia tăng rủi ro nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. VIB cũng không ngoại lệ, VIB chi nhánh TPHCM có thể đã vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng để gia tăng hiệu quả hoạt động của mình mà bỏ qua những thủ tục và nguyên tắc cần thiết khi phê duyệt tín dụng để giảm thiểu rủi ro về nợ xấu cho ngân hàng.

 β3 = 0.336002 có ý nghĩa nếu các yếu tố khác khơng đổi, lãi suất VNĐ tăng 1% thì Y tăng 0.336002%  có ý nghĩa kinh tế trong giai đoạn từ tháng 03/2005 - 06/2013 vì trong giai đoạn này, lạm phát của Việt Nam cao, do vậy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng bị đẩy lên mức khá cao. Nếu thị trường trong giai đoạn tăng trưởng thì khi lãi suất cho vay tăng, các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có xu hướng vay từ các nguồn vốn khác có lãi suất thấp hơn và sử dụng vốn góp từ các

nguồn như từ các thành viên trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Việt Nam trong giai đoạn này liên tục rơi vào khủng hoảng, các nguồn lực trở nên khan hiếm, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Vì vậy, dù lãi suất khá cao, nhưng các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có nhu cầu về vốn, vẫn phải tìm đến ngân hàng như là một nguồn cung cấp vốn chính cho doanh nghiệp.

 β4= 0.429750 có ý nghĩa nếu các yếu tố khác khơng đổi, giá trị TSCĐ tăng 1% thì Y tăng 0.429750%  có ý nghĩa kinh tế vì khi ngân hàng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tài sản cố định sẽ thu hút được nhiều khách hàng cá nhân hơn. Vì người đi vay ln tại Việt Nam ln có xu hướng đánh giá cao các ngân hàng có quy mơ lớn.

 β5= - 0.027043 có ý nghĩa nếu các yếu tố khác khơng đổi, chi phí quảng cáo, tiếp thị tăng 1% thì Y giảm 0.027043%  tác động của chi phí quảng cáo, tiếp thị trong giai đoạn 2005 – 2013 không đáng kể đến hiệu quả tín dụng cá nhân của ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả này cũng là một điểm mà ngân hàng cần lưu ý vì việc tăng chi phí quảng cáo, tiếp thị dường như mang lại tác dụng trái ngược so với các quy luật kinh tế thông thường đối với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng.

 β6= - 0.169797 có ý nghĩa nếu các yếu tố khác khơng đổi, lương CBNV tăng 1 % thì Y giảm 0.169797%  điều này có ý nghĩa kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu vì thơng thường khi lương cán bộ tín dụng tăng sẽ tạo động lực cho họ trong công việc hơn. Họ sẽ sẵn sàng tìm nhiều khách hàng doanh nghiệp đến vay hơn. Do vậy, hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động cho vay cá nhân trở nên khó khăn do nền kinh tế suy thối, các cá nhân ít có nhu cầu mua sắm nhà cửa, ô tô hơn khi nền kinh tế tăng trưởng. Mặc dù lương của cán bộ tín dụng có thể tăng hơn trước, nhưng nhu cầu vay khơng tăng, vì vậy, hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng không tăng.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)