Các nhân tố liên quan đến trung gian chuyển giao tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của động cơ ngoại tại, sự phù hợp của tri thức chuyển giao đến mối quan hệ khó khăn và hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Tri thức và chuyển giao tri thức

2.2.2.5 Các nhân tố liên quan đến trung gian chuyển giao tri thức

Như đã đề cập ở trên, các đơn vị trung gian đóng một vai trị quan trọng

trong quá trình chuyển giao tri thức và là trung gian giữa các nhà nghiên cứu với

người sử dụng. Vì vậy, hiệu quả của quá trình chuyển giao phụ thuộc phần lớn vào

các thuộc tính của đơn vị trung gian, cả ở cấp độ cá nhân cũng như cấp độ tổ chức. Các tài liệu về chuyển giao tri thức trong giáo dục cho thấy kinh nghiệm chuyên môn, khả năng nhận thức, vốn kiến thức xã hội cũng như các thuộc tính cá nhân của

các đơn vị trung gian là yếu tố quyết định quan trọng của chuyển giao tri thức. Rõ ràng, các đơn vị trung gian cần phải có một số kinh nghiệm trong hoạt động chuyển

giao tri thức (Anis & ctg, 2004; Beier & Ackerman, 2005). Kinh nghiệm này tăng lên theo thời gian, nhưng cũng có thể đạt được bằng cách tham gia hội nghị, hội thảo (Matzat, 2004). Khả năng nhận thức của các đơn vị trung gian, đề cập đến khả

năng nắm bắt và đánh giá chất lượng kết quả nghiên cứu, cũng như khả năng lựa

2004; Kilgore & Pendleton, 1993; Miller & ctg, 1994). Khả năng nhận thức của các

đơn vị trung gian là một nhân tố quan trọng của chuyển giao tri thức trong giáo dục,

bởi vì họ phải chấp nhận và thích ứng với những tri thức đó trước khi phổ biến kiến thức đến học viên (Hemsley-Brown, 2004; Miller & ctg, 1994; Kilgore & Pendleton, 1993).

Vốn xã hội của các đơn vị trung gian là một nhân tố khác của chuyển giao tri thức trong giáo dục. Nó đề cập đến tương tác, quan hệ đối tác và hợp tác phát triển giữa các nhà nghiên cứu và các học viên (Ozga, 2004; Hammett & Collins, 2002; Rynes & ctg, 2001; Chickering Gamson, 1999; Love, 1985). Vốn xã hội có thể

được gia tăng thông qua các cuộc họp trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các bên (Chickering & Gamson, 1999; Hammett & Collins, 2002) hoặc thông qua các sự kiện và các hoạt động xã hội (Rynes & ctg, 2001). Ngoài ra cịn có một số thuộc tính cá nhân ảnh hưởng đến chuyển giao tri thức trong giáo dục: Thái độ tích cực của các đơn vị trung gian đối với nghiên cứu (Gauquelin & Potvin, 2006), sự lãnh

đạo của họ (Hemsley-Brown, 2004; 2005) và sự cởi mở đón nhận những điều mới

mẻ và sự thay đổi (Ozga, 2004).

Ngồi những thuộc tính cá nhân nêu trên, một số đặc điểm liên quan đến tổ chức của các đơn vị trung gian cũng quan trọng để đảm bảo hiệu quả của tri thức

chuyển giao. Những nhân tố thuộc về tổ chức, đặc biệt liên quan đến cơ cấu và bối cảnh tổ chức, cũng như các nguồn lực và chính sách dành riêng cho hoạt động chuyển giao tri thức. Tổ chức nào có mức độ tập trung và chính quy thấp sẽ có nhiều khả năng thành công trong hoạt động chuyển giao tri thức (Browne 2005).

Hơn nữa, thủ tục quan liêu, thiếu sự hỗ trợ và áp lực tiêu cực từ các đồng nghiệp là

những trở ngại chính trong việc chuyển giao tri thức (Browne 2005; Barnard & ctg 2001). Do đó điều quan trọng của tổ chức là duy trì và phát huy văn hóa khuyến

khích sự hợp tác và chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả của chuyển giao tri thức (Lloyd & ctg 1997).

Tài chính, nhân lực và các nguồn lực vật chất cũng được coi là các nhân tố quyết định quan trọng của chuyển giao tri thức trong giáo dục (McPherson & Nunes

2002; Abdoulaye 2003; Powers 2003; Hemsley-Brown 2004). Thời điểm diễn ra hoạt động chuyển giao tri thức cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của hoạt động chuyển giao tri thức. Hemsley-Brown (2004) cho rằng một trong những yếu tố hạn chế chuyển giao tri thức và ứng dụng trong giáo dục là thiếu thời gian dành cho các đơn vị trung gian để đọc, hiểu, thích ứng và phổ biến kết quả

nghiên cứu.

Những tổ chức có các chính sách nội bộ nhằm khuyến khích hoạt động chuyển giao tri thức giữa các nhân viên thì sẽ thành công hơn trong việc chuyển giao tri thức so với những tổ chức khơng có chính sách như vậy (Huberman 1983; Wikeley 1998; Abdoulaye 2003; Miller & ctg 1994). Những chính sách này có thể bao gồm khuyến khích tài chính, cơ hội thăng tiến hay đào tạo cho các thành viên

tham gia trong hoạt động chuyển giao tri thức (Huberman 1983; Abdoulaye 2003).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của động cơ ngoại tại, sự phù hợp của tri thức chuyển giao đến mối quan hệ khó khăn và hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)