Các yếu tố động cơ (MOTIVATION)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của động cơ ngoại tại, sự phù hợp của tri thức chuyển giao đến mối quan hệ khó khăn và hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Các yếu tố động cơ (MOTIVATION)

Trong nghiên cứu của mình, Szulanski (1996) đã chỉ ra nhóm yếu tố thứ hai có khả năng ảnh hưởng đến chuyển giao tri thức đó là nhóm yếu tố động cơ. Bên cạnh đó, ơng cịn chỉ ra một số yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến chuyển giao tri thức: thiếu tự tin, bảo thủ.... Szulanski chỉ kiểm tra thực nghiệm yếu tố "thiếu

động cơ" đối với cả nguồn chuyển giao và bên tiếp nhận. Sau khi kiểm tra, ông nhận thấy động cơ của bên tiếp nhận và nguồn chuyển giao khơng có vai trị trong

việc giải thích hiệu quả chuyển giao tri thức. Những tác giả khác đã đưa ra giả

thuyết và chứng tỏ rằng có một mối quan hệ dương giữa động cơ và chuyển giao tri thức (Argote, 1999). Ví dụ, trong một nghiên cứu, các cơng ty tiếp nhận tri thức khi

biết đối thủ cạnh tranh đang phát triển sản phẩm tương tự thì cơng ty sẽ đẩy nhanh

tốc độ chuyển giao tri thức (Zander & Kogut, 1995). Ko & ctg (2005) xem xét sự khác biệt của động cơ nội tại và động cơ ngoại tại đối với cả chuyên gia tư vấn, khách hàng và chỉ ra rằng động cơ nội tại và động cơ ngoại tại của nguồn chuyển giao hoặc bên nhận chuyển giao có tác động đến chuyển giao tri thức.

2.3.1 Động cơ nội tại (Instrinsic Motivation - IM)

Động cơ nội tại xuất hiện khi người ta nhận thấy mình có lợi ích riêng trong

chính bản thân hoạt động đó, tự thân nó tồn tại mà không phụ thuộc vào hoạt động khác (Calder & Staw, 1975:599). Một cá nhân có động cơ nội tại đối với một hoạt

động khi nhu cầu của họ được đáp ứng một cách trực tiếp (ví dụ: tự đưa ra mục tiêu

của mình) hoặc khi sự hài lịng của họ nằm trong nội dung của chính hoạt động đó. Theo Matt S. Giani & Christina M. O’Guinn (2010) cho rằng động cơ nội tại là nhu cầu muốn biết, mong muốn học hỏi một cách tự nhiên. Chúng ta cảm nhận được

động cơ nội tại sinh ra khi trả lời câu hỏi điều gì thúc đẩy, tạo hứng thú chính bản

thân mình làm việc một cách chăm chỉ để rèn luyện một kỹ năng nào đó.

Osterloh & Frey (2000) kết luận rằng động cơ nội tại tác động lên hiệu quả

chuyển giao tri thức ẩn. O'Dell & Grayson (1998) cho rằng động cơ nội tại đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao những thói quen (practice). Trong đó thói

tại dưới dạng tri thức ẩn). Tri thức này một phần nằm ở kỹ năng cá nhân và một phần nằm ở sự hợp tác, phối hợp với các cá nhân khác trong tập thể (Nelson &

Winter, 1982; Kogut Zander, 1992). Ko & ctg (2005) cũng chỉ ra tác động của động

cơ nội tại của cả tư vấn viên và khách hàng lên kết quả của chuyển giao tri thức. Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) cho rằng “Mức độ khơng hồn hảo và bất cân xứng về thông tin trên thị trường đào tạo cao học QTKD thường rất cao” và “học viên thường rất khó khăn trong việc đánh giá chất lượng của một chương trình đào tạo”. Chính vì vậy bản thân mơn học nói riêng và khóa học cao học nói chung rất khó tạo ra động cơ học tập đối với học viên. Trong phạm vi của nghiên cứu này tác giả không xem xét ảnh hưởng của động cơ nội tại từ môn học tác động lên kết quả chuyển giao tri thức.

2.3.2 Động cơ ngoại tại (Extrinsic Motivation - EM)

Trái ngược với động cơ nội tại, một cá nhân có động cơ ngoại tại khi sự thỏa mãn, hài lịng của họ khơng nằm trong nội dung của hoạt động đó. Ví dụ: tiền thù

lao là một phương tiện gián tiếp quan trọng thúc đẩy nhân viên chuyển giao tri thức. Tiền làm cho họ hài lòng và nó tồn tại độc lập với công việc (Calder & Staw, 1975:599). O'Dell & Grayson (1998) lập luận rằng: vai trò quan trọng của nhà quản

lý cấp cao là thúc đẩy và khen thưởng cho những hành vi chia sẻ tri thức, đặc biệt

đối với những sáng kiến trong chuyển giao tri thức. Bennett (1996) cũng cho rằng nếu cá nhân được người khác công nhận về những thành quả và đóng góp vào việc chuyển giao tri thức thì hiệu quả của việc chuyển giao tri thức đó sẽ tốt hơn. Bock

& Kim (2002) chỉ ra rằng khích lệ về vật chất đóng vai trị gián tiếp tác động đến việc chia sẻ tri thức. Ko & ctg (2005) cũng chứng minh động cơ ngoại tại của cả tư

vấn viên và khách hàng tác động lên kết quả của chuyển giao tri thức. Đối với những học viên cao học thì động cơ ngoại tại của họ đó là kiếm được nhiều tiền, dễ dàng thăng tiến, được người khác công nhận và nể phục…

Theo Jelsma (1982), những sinh viên không tập trung trong lớp học sẽ bị giảng viên kiểm soát nhiều hơn so với những sinh viên có chú ý đến bài giảng.

Những sinh viên có sự tự giác và động cơ cao trong học tập sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía giảng viên.

Mark R. Lepper & ctg (2005) đã xây dựng thang đo cho động cơ ngoại tại bao gồm 3 thành phần: thích cơng việc dễ dàng, đáp ứng yêu cầu giảng viên, yêu cầu sự giúp đỡ từ giảng viên.

Như đã đề cập trong phần 2.4.1, nghiên cứu này tác giả chỉ thực hiện khảo sát yếu tố động cơ của bên nhận chuyển giao (học viên). Khi tiến hành khảo sát tay đôi với 20 học viên cao học đang theo học giai đoạn chuyên ngành của trường Đại

học Kinh tế TP. HCM thì mọi người đều cho rằng họ khơng có nhiều thơng tin

trước khi tham gia khóa học nên khơng có động cơ nội tại của khóa học tác động

lên học viên. Phỏng vấn tay đôi cũng cho thấy trong quá trình tham dự khóa học thì học viên thường cảm thấy có sự cách biệt với giảng viên về các nguyên tắc, kinh nghiệm, phương pháp giải quyết vấn đề. Động cơ ngoại tại giúp cho học viên hiểu

hơn về giảng viên của mình và cố gắng để đạt được sự thống nhất với giảng viên về

các nguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn đề. Vì vậy giả định được đặt ra: nếu học viên có động cơ ngoại tại cao sẽ làm giảm mối quan hệ khó khăn giữa học viên

và giảng viên, từ đó làm gia tăng hiệu quả của chuyển giao tri thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của động cơ ngoại tại, sự phù hợp của tri thức chuyển giao đến mối quan hệ khó khăn và hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)