CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6 Các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như nghiên cứu trước đó của Ko & ctg (2005), Becheikh & ctg (2010) và các lập luận ở trên, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu cùng mơ hình nghiên cứu như sau:
H1: Học viên có động cơ ngoại tại càng cao, mối quan hệ khó khăn càng thấp. H2: Sự phù hợp của tri thức chuyển giao càng cao, mối quan hệ khó khăn càng thấp.
H3: Mối quan hệ khó khăn càng thấp, hiệu quả chuyển giao tri thức càng cao. H4: Có sự khác biệt về chuyển giao tri thức, mối quan hệ khó khăn, động cơ ngoại tại của học viên, sự phù hợp của tri thức chuyển giao giữa những nhóm học viên có chức vụ khác nhau.
H5: Có sự khác biệt về chuyển giao tri thức, mối quan hệ khó khăn, động cơ ngoại tại của học viên, sự phù hợp của tri thức chuyển giao giữa những nhóm học viên có nhóm ngành đào tạo khác nhau.
H6: Có sự khác biệt về chuyển giao tri thức, mối quan hệ khó khăn, động cơ ngoại tại của học viên, sự phù hợp của tri thức chuyển giao giữa những học viên của trường Đại học kinh tế TP. HCM và những học viên của các trường khác.
Hình 2.2 : Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Tóm tắt: Chương này đã xem xét cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây để đưa ra các khái niệm nghiên cứu: Động cơ ngoại tại của bên nhận, sự phù
hợp của tri thức chuyển giao, mối quan hệ khó khăn và chuyển giao tri thức. Các giả thuyết nghiên cứu cũng như mơ hình nghiên cứu đã được đề xuất, trong đó:
- Các yếu tố: Động cơ ngoại tại của bên nhận và sự phù hợp của tri thức chuyển giao tác động lên mối quan hệ khó khăn.
- Mối quan hệ khó khăn tác động lên chuyển giao tri thức
Trong chương tiếp theo tác giả trình bày về: thiết kế nghiên cứu, qui trình
nghiên cứu và quá trình xây dựng thang đo của tác giả, dựa trên các thang đo gốc của các nghiên cứu trước.
H1 H2 H3 Mối quan hệ khó khăn (AR) Sự phù hợp của tri thức chuyển giao (PH) Chuyển giao tri thức (KT) Động cơ ngoại
tại của bên nhận (EM)