Các nhân tố liên quan đến học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của động cơ ngoại tại, sự phù hợp của tri thức chuyển giao đến mối quan hệ khó khăn và hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Tri thức và chuyển giao tri thức

2.2.2.6 Các nhân tố liên quan đến học viên

Học viên là những người sử dụng tri thức được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy một số nhân tố tác động đến chuyển giao tri thức có

liên quan đến các thuộc tính cá nhân và tổ chức của học viên. Một lần nữa, thời gian để các học viên tiếp thu và áp dụng tri thức mới là một yếu tố quyết định quan trọng

của chuyển giao tri thức. Theo lập luận của Hemsley-Brown (2004), thiếu thời gian là một trong những rào cản trong việc tiếp nhận tri thức chuyển giao của học viên. Việc tiếp nhận và ứng dụng tri thức của học viên còn bị ảnh hưởng bởi động cơ của họ trong việc chuyển giao tri thức. Một số tác giả (Baldwin & Ford, 1988; Nyden & Wiedel, 1992) đề nghị sử dụng cơ chế khen thưởng nhằm khuyến khích học viên

đưa ra các sáng kiến trong bối cảnh công việc thực tiễn.

Theo Collinson & ctg (2003), năng lực của các học viên cũng là một nhân tố quyết định của chuyển giao tri thức trong đào tạo.

Ở cấp độ tổ chức: khơng khí làm việc, văn hóa, cơ cấu, thủ tục và các nguồn

lực của tổ chức là một trong những yếu tố quyết định đến chuyển giao tri thức trong

1987; 1990). Khơng khí tổ chức có thể đóng vai trò như một nhân tố bổ trợ hoặc

cản trở việc chuyển giao tri thức. Ở một số tình huống nếu thiếu sự hỗ trợ của tổ chức dành cho các hoạt động chuyển giao tri thức thì ý đồ của nhà quản trị không thể đạt được và một thái độ tiêu cực đối với nghiên cứu có thể ngăn chặn việc

chuyển giao tri thức trong đào tạo (Barnard & ctg, 2001; Bickel & Cooley, 1985).

Đối với văn hóa tổ chức, trong lĩnh vực giáo dục có một đặc thù đó là học

viên có ít thời gian cho việc lập kế hoạch hoạt động của mình, một thời khóa biểu cứng nhắc, chương trình giảng dạy đã được định trước là các nhóm yếu tố chính cản trở việc tiếp nhận tri thức của học viên (Ben-Peretz, 1994). Ngồi ra, sự thành cơng của chuyển giao tri thức phụ thuộc vào việc học viên nhận thức ra rằng họ có những lợi ích trong việc tiếp nhận tri thức hay không (Huberman, 1983).

Một trở ngại quan trọng đối với việc chuyển giao tri thức trong giáo dục là tồn tại một khoảng cách lớn giữa các nhà nghiên cứu và các học viên (Huberman, 1983; 1987; 1990; Ben-Peretz, 1994). Hầu hết học viên cho rằng các nhà nghiên cứu mang nặng tính lý thuyết rời xa thực tiễn. Do đó việc quan trọng là kéo hai

bên xích lại gần nhau hơn, tạo ra một bầu khơng khí tốt hơn cho việc hợp tác và chuyển giao tri thức (Hemsley-Brown & Sharp, 2003; Miller & ctg, 1994).

Cuối cùng, các nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và con người là các

nhân tố quyết định đến chuyển giao tri thức. Khi các học viên có sẵn các nguồn lực phù hợp sẽ giúp cho họ hấp thụ và sử dụng tri thức mới một cách tốt hơn (McPherson & Nunes, 2002; Powers, 2003).

2.2.2.7 Các cơ chế chuyển giao tri thức

Cơ chế chuyển giao tri thức bao gồm tất cả các phương tiện mà thơng qua đó

tri thức được chuyển đi trong quá trình chuyển giao tri thức. Chúng cho phép các bên trao đổi tri thức và thông tin lẫn nhau. Có một số cơ chế có thể được sử dụng để

thúc đẩy chuyển giao tri thức trong đào tạo, những cơ chế chuyển giao này có tác động đến hiệu quả và sự thành cơng của q trình chuyển giao tri thức. Có hai loại

cơ chế chuyển giao tri thức khác nhau: 1) cơ chế thông tin và 2) cơ chế tương tác

(Becheikh & ctg, 2010).

Cơ chế thông tin là những cách tiếp nhận hoặc phổ biến tri thức mà không

tương tác với người khác. Ví dụ: báo cáo nghiên cứu, bài báo khoa học, tạp chí

chuyên ngành, hướng dẫn thực hành, công cụ giáo dục, email, blog, vv (Argote & ctg, 2000; Bickel & Cooley, 1985; Huberman, 2002; Kirst, 2000; Neville & Warren, 1986). Abdoulaye (2003) đề xuất một giải pháp để tối ưu hóa việc quản trị và chuyển giao tri thức bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu trung tâm gồm những

hướng dẫn thực hành và những đổi mới trong giáo dục. Ông lập luận rằng cơ sở dữ

liệu đầy đủ, cùng với việc học viên có thể truy cập cơ sở dữ liệu này một cách dễ dàng sẽ thúc đẩy việc sử dụng tri thức và kinh nghiệm thực tiễn.

Cơ chế tương tác là những cách được sử dụng để hấp thụ hoặc phổ biến tri

thức thông qua tương tác giữa các bên với nhau. Ví dụ như thuyết trình, hội nghị, hội thảo, các buổi đào tạo, thảo luận, các hoạt động xã hội… (Boostrom & ctg, 1993; Chazan & ctg, 1998; Hemsley-Brown & Sharp, 2003; Neville & Warren, 1986; Ozga, 2004). Cơ chế tương tác đóng vai trị quan trọng trong thành công của chuyển giao tri thức. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục thì hoạt động chuyển giao

thường liên quan đến tri thức ẩn và kinh nghiệm nên cơ chế tương tác sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc chuyển giao tri thức ẩn và truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn.

Kiểu chuyển giao này địi hỏi một q trình lặp đi lặp lại và sự tương tác giữa các bên. Ví dụ: Thực hiện cải cách giáo dục trong đó kêu gọi tổ chức các đợt kiểm tra và thảo luận về những thay đổi và những tồn tại để rút kinh nghiệm và điều chỉnh liên tục (Omar El-Sheikh, 2000).

Các buổi đào tạo có lẽ là cơ chế chuyển giao tri thức phù hợp nhất trong lĩnh vực giáo dục (Argote & ctg, 2000). Thông qua các buổi đào tạo này cho phép các học viên phát triển những kỹ năng liên quan đến việc áp dụng tri thức mới vào những tình huống làm việc thực tiễn (Barnard & ctg, 2001). Điều này sẽ làm tăng sự quan tâm của học viên đến việc làm thế nào để hấp thụ và sử dụng những tri thức mới, từ đó nâng cao hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của động cơ ngoại tại, sự phù hợp của tri thức chuyển giao đến mối quan hệ khó khăn và hiệu quả của chuyển giao tri thức trong đào tạo thạc sĩ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)