CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3 Xây dựng thang đo
3.3.1 Thang đo sự chuyển giao tri thức (Knowledge Transfer - KT)
Sự chuyển giao tri thức là sự truyền đạt tri thức từ phía nguồn (chuyển giao)
và được học hỏi, áp dụng bởi bên tiếp nhận. Khái niệm này được đo bằng 5 biến quan sát được phát triển bởi Ko & ctg (2005), được tác giả hiệu chỉnh và lần lượt được ký hiệu là KT1, KT2, KT3, KT4, KT5.
Bảng 3.1 Thang đo sự chuyển giao tri thức
Sự chuyển giao tri thức (Knowledge Transfer) Ký hiệu
Tôi học được nhiều tri thức từ giảng viên X và ứng dụng nó vào công
việc hàng ngày của tôi KT1
Tôi học được nhiều kinh nghiệm từ giảng viên X và ứng dụng nó vào
cơng việc hàng ngày của tôi KT2 Thông qua giảng viên X, tôi rèn luyện được nhiều kỹ năng phục vụ cho
cơng việc của mình KT3
Những tri thức và kinh nghiệm học hỏi được từ giảng viên X và môn học
Y giúp tôi giải quyết công việc hiệu quả hơn KT4 Tơi có thể giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo dựa vào những tri thức
Đối với tất cả các biến quan sát của thang đo trong bài nghiên cứu này tác
giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý của học viên.
3.3.2 Thang đo mối quan hệ khó khăn (Arduous Relationship - AR)
Mối quan hệ khó khăn được định nghĩa như là một mối quan hệ làm mất thời gian và tạo ra khoảng cách giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao (Szulanski, 1996), ảnh hưởng đến khả năng chuyển giao các tri thức cần thiết đến người nhận để tìm hiểu và áp dụng các tri thức đó. Thang đo được hiệu chỉnh bởi
Ko & ctg (2005) và được tác giả hiệu chỉnh (bằng cách thay đổi cách hỏi từ đánh
giá mức độ dễ dàng của mối quan hệ sang phát biểu khẳng định để khảo sát mức độ
đồng ý), gồm có:
Bảng 3.2 Thang đo mối quan hệ khó khăn
Mối quan hệ khó khăn (Arduous Relationship) Ký hiệu
Sự giao tiếp giữa tơi và giảng viên X thì dễ dàng AR1 Tôi luôn luôn chủ động trao đổi và hợp tác với giảng viên X AR2
Tơi ln ln đón nhận sự trao đổi và hợp tác của giảng viên X AR3 Tơi có cảm giác thoải mái khi giao tiếp với giảng viên X AR4
3.3.3 Thang đo sự phù hợp của tri thức chuyển giao
Sự phù hợp của tri thức chuyển giao được Abdoulaye (2003), Boostrom & ctg (1993), Carter & Doyle (1995), Love (1985) và Lloyd & ctg (1997) đề cập, và được tác giả hiệu chỉnh gồm có:
Bảng 3.3 Thang đo sự phù hợp của tri thức chuyển giao
Sự phù hợp của tri thức chuyển giao Ký hiệu
Tơi có thể hiểu được những tri thức của môn học Y PH1 Tri thức của môn học Y bổ sung tri thức của tôi trong công việc PH2 Các tình huống thực tế và kinh nghiệm được giảng viên X truyền đạt phù
hợp với thực tiễn công việc của tơi PH3 Nói chung tơi có thể thực hành những tri thức và kỹ năng học được từ
môn học Y
3.3.4 Thang đo động cơ ngoại tại của bên nhận (Extrinsic Motivation - EM)
Động cơ ngoại tại của bên nhận là những yếu tố khích lệ, thúc đẩy làm cho
bên nhận chuyển giao cảm thấy thoả mãn, hài lòng. Các yếu tố này không nằm trong bản thân tri thức được chuyển giao. Bên nhận chuyển giao trong nghiên cứu này là học viên, chính vì vậy động cơ ngoại tại chính là động cơ ngoại tại của học viên. Nó được đo bằng 5 biến quan sát, các thành phần được đưa ra bởi Amabile &
ctg (1994) và được tác giả hiệu chỉnh gồm:
Bảng 3.4 Thang đo động cơ ngoại tại của học viên
Động cơ ngoại tại của học viên (Extrinsic Motivation) Ký hiệu
Tơi có nhận thức về những mục tiêu đạt được cho bản thân mình, nếu tơi
học được những tri thức từ giảng viên X. EM1 Tôi bị thúc đẩy bởi việc tơi có thể kiếm được nhiều tiền sau khi học được
những tri thức từ giảng viên X. EM2 Tôi nhận thức về những mục tiêu thăng tiến của bản thân mình nếu tơi
học những tri thức từ giảng viên X EM3 Tôi muốn người khác nhận ra tôi giỏi như thế nào nếu tôi học được tri
thức từ giảng viên X. EM4
Tơi cảm thấy tơi sẽ có được một cái gì đó: địa vị, thu nhập cao, được
người khác nể trọng vì học được những tri thức từ giảng viên X EM5