Quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 45)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank

 Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank được thực hiện theo các

nguyên tắc sau :

- Tuân thủ quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật khác có liên quan, và các quy định nội bộ của Eximbank.

- Phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư trong hoạt động tín dụng - Kiểm tra, kiểm sốt chéo trong hoạt động tín dụng

- Cơng khai, minh bạch, nhất quán trong tất cả các quy định cấp tín dụng

- Cơng tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của q trình cấp tín dụng và được duy trì thường xuyên, liên tục.

- Phân định trách nhiệm giữa thẩm định và quyết định cấp tín dụng.

- Chủ động trong quản lý rủi ro tín dụng : cán bộ Eximbank tham gia trong hoạt động tín dụng có trách nhiệm chủ động nhận biết và quản lý rủi ro tín dụng ở bộ phận mình phụ trách;

- Cơng tác phối hợp và quản lý rủi ro tín dụng tồn hệ thống : cán bộ Eximbank tại đơn vị tham gia cơng tác tín dụng phải trực tiếp quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị mình; các đơn vị tại Hội sở quản lý rủi ro tín dụng tồn hệ thống và có cảnh báo rủi ro kịp thời cho Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch.

 Áp dụng các phương pháp, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại trên

cơ sở tư vấn của các tổ chức quốc tế, cụ thể :

- Chấm điểm tín dụng nội bộ nhằm theo dõi đánh giá thường xuyên mức độ tín nhiệm của khách hàng;

- Quản lý danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích rủi ro tín dụng theo ngành, vùng kinh tế; xác lập các giới hạn tín dụng theo ngành kinh tế, nhóm khách hàng;

- Phân tích cụ thể rủi ro khi cấp tín dụng cho từng khách hàng, xác định mức độ tổn thất dự kiến (nếu có), thu nhập của Eximbank đối với từng khoản vay, từng khách

2.2.2.2 Quản lý các khoản tín dụng đã cấp : đảm bảo tách bạch các chức năng : năng :

- Chức năng thẩm định tín dụng : thực hiện nhiệm vụ tiếp thị, thiết lập mối quan

hệ với khách hàng trong hoạt động tín dụng; thẩm định và lập báo cáo về nhu cầu tín dụng, khả năng hoàn trả nợ và thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh của khách hàng; đề xuất và trình báo cáo thẩm định tín dụng cho cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với bộ phận quản lý nợ trong theo dõi, chăm sóc khách hàng, kiểm tra, kiểm sốt các khoản tín dụng đã giải ngân, bảo lãnh.

- Chức năng quản lý nợ : thực hiện nhiệm vụ soạn thảo hồ sơ tín dụng theo nội

dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra các điều kiện khách hàng phải đáp ứng trước khi giải ngân, quản lý, chăm sóc khách hàng, quản lý hồ sơ tín dụng, kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, thu hồi nợ vay và các công tác khác liên quan nhằm bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung phê duyệt tín dụng và tình hình thực tế khi cấp tín dụng cho khách hàng.

- Chức năng kế tốn tín dụng : thực hiện nhiệm vụ đối chiếu các điều kiện thực

hiện trước bút toán giải ngân, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với hồ sơ do bộ phận quản lý nợ chuyển sang trước khi giải ngân, thực hiện giải ngân, kiểm tra điều chỉnh lãi suất định kỳ, cung cấp lịch trả nợ, đáo hạn cho bộ phận quản lý nợ để đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện hạch tốn các bút tốn thu lãi, nợ gốc, phí phạt.

2.2.2.3 Phƣơng pháp đánh giá rủi ro tín dụng

Tùy theo từng đối tượng khách hàng và điều kiện thực tế mà bộ phận thẩm định lựa chọn phương pháp phù hợp :

 Đối với khách hàng doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp sau

- Phương pháp 6C : đặc điểm, thái độ, uy tín (Character), cơ cấu vốn (Capital), khả năng thanh toán (Capability), các điều kiện liên quan đến việc thực hiện phương án vay vốn (Condition), bảo đảm tiền vay(Collateral), kiểm soát việc thực hiện phương án vay vốn (Control).

- Phương pháp CAMELS : cơ cấu nguồn vốn (Capital), cơ cấu tài sản (Asset), quản trị điều hành (Management), khả năng tạo ra thu nhập (Earning), thanh khoản (Liquidity).

 Đối với khách hàng cá nhân có thể sử dụng phương pháp :

- Phương pháp PARSER : đặc điểm cá nhân của người vay (Personal characteristics of the borrower), nhu cầu vốn và mục đích sử sụng (Amount required and why), khả năng hoàn trả (Repayment capacity), bảo đảm tiền vay (Security), kinh nghiệm công tác, kinh doanh (Experience) hoăc khả năng tăng thu nhập trong tương lai (future profitable opportunities), hoàn trả nợ vay (Return from the loan).

- Phương pháp khác phù hợp.

2.2.2.4 Hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ

Eximbank xây dựng trên cơ sở tập họp những quy tắc, trình tự thủ tục cập nhật, phân tích thơng tin khách hàng theo ngành nghề, quy mơ, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính để chấm điểm, xếp hạng khách hàng.

Hình 2.5 : Mục đích xếp hạng tín dụng Chi nhánh, Hội sở, Đơn vị tƣ vấn FO, MO của Chi nhánh FO, MO của Chi nhánh Xác suất vỡ nợ Xác suất vỡ nợ Xây dựng mơ hình 1. Phân nhóm nợ 2. Quyết định cấp tín dụng 3. Xác định tổn thất dự kiến 4. Quản lý danh mục tín dụng  Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm các thành phần :

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doanh - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho cá nhân

 Quy trình chấm điểm :

- Thu thập thơng tin : dựa trên 4 nhóm chỉ tiêu :

Thơng tin về doanh nghiệp/hộ kinh doanh/nhân thân cá nhân Thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp/hộ kinh doanh/cá nhân

Thông tin về quan hệ tín dụng với Eximbank và các tổ chức tín dụng khác Đánh giá về phương án kinh doanh (đối với cá nhân : áp dụng trong trường hợp vay vốn kinh doanh)

- Xác định quy mô

- Xác định loại hình sở hữu

- Chấm điểm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

 Xếp hạng tín dụng và phân nhóm nợ: tổng điểm và xếp hạng khách

hàng theo bảng sau:

Điểm Xếp hạng Phân loại nợ

90 - 100 AAA Đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1

80 - 90 AA Đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1

75 - 80 A Đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1

70 - 75 BBB Cần chú ý – Nhóm 2

65 - 70 BB Cần chú ý – Nhóm 2

60 - 65 B Cần chú ý – Nhóm 2

56 - 60 CCC Dưới tiêu chuẩn – Nhóm 3

53 - 56 CC Dưới tiêu chuẩn – Nhóm 3

45 - 53 C Nghi ngờ - Nhóm 4

 Quyết định cấp tín dụng: kết hợp xếp hạng khách hàng với thẩm định tài

sản đảm bảo để đưa ra quyết định tín dụng Đánh giá xếp hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Xếp loại Đánh Rủi ro giá TSBĐ Rủi ro thấp Rủi ro Trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/từ chối

B (Khá) Tốt Trung bình Từ chối

C (Trung bình) Trung bình Trung bình

D (Thấp) Trung bình Trung bình/từ chối

2.2.2.5 Tổ chức, hoạt động của bộ phận tín dụng: thực hiện theo mơ hình

tín dụng 3 bộ phận, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau :

 Bộ phận quan hệ khách hàng (FO) thực hiện các nhiệm vụ sau

- Thực hiện kế hoạch phát triển khách hàng, phát triển dư nợ tín dụng

- Tư vấn sản phẩm, dịch vụ của Eximbank phù hợp với nhu cầu của khách hàng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và các yêu cầu khác của khách hàng; làm đầu mối phối hợp với các bộ phận có liên quan để cung cấp dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng; thông tin kịp thời cho khách hàng về tiến trình giải quyết các đề nghị của khách hàng;

- Có trách nhiệm chính trong việc theo dõi, đơn đốc khách hàng thực hiện các điều kiện tín dụng, các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ gốc, lãi của khách hàng theo đúng kỳ hạn; tổ chức triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng.

- Tổ chức thực hiện thẩm định khách hàng, hồ sơ tín dụng của khách hàng, thực hiện công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo theo thẩm quyền thẩm định giá của Chi nhánh, Phòng giao dịch.

- Lập báo cáo thẩm định tín dụng, đề xuất việc cấp tín dụng, các điều kiện tín dụng và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

- Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra, kiểm sốt việc tuân thủ điều kiện tín dụng, việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, đánh giá lại khách hàng sau khi cấp tín dụng.

 Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) thực hiện các nhiệm vụ :

- Dự thảo hợp đồng, văn bản tín dụng trình các cấp có thẩm quyền ký kết hợp đồng, văn bản tín dụng theo quy định của Eximbank, thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm.

- Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân hoặc phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng.

- Thực hiện các bút toán giải ngân, thu nợ; hạch toán xuất, nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm; thực hiện chức năng thống kê, báo cáo tín dụng.

2.2.2.6 Quy trình tín dụng:

 Khởi tạo, thẩm định và quyết định cấp tín dụng:

- Bộ phận FO là đơn vị tiếp thị khách hàng, tư vấn sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu thơng tin về khách hàng và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng.

- Bộ phận MO thẩm định các nội dung cơ bản sau: tính pháp lý của hồ sơ khách hàng cung cấp, đánh giá năng lực kinh doanh, uy tín của khách hàng trên thị trường, năng lực tài chính, năng lực thực hiện phương án, dự án, nguồn tiền để hoàn trả nợ vay, hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo … Trên cơ sở đó, đánh giá tổng thể các rủi ro có thể phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng như rủi ro liên quan đến

giá cả, tài sản đảm bảo, rủi ro về khả năng tiêu thụ hàng hóa, rủi ro về mặt pháp lý … và đề xuất biện pháp cụ thể để quản lý từng loại rủi ro có thể phát sinh.

- Căn cứ báo cáo đề xuất cấp tín dụng của bộ phận FO, báo cáo thẩm định và phân tích rủi ro của bộ phận MO, cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt tín dụng.

 Soạn thảo, ký kết hợp đồng

- Cán bộ quản lý nợ soạn thảo hợp đồng, văn bản tín dụng, lập phiếu kiểm soát hồ sơ và chuyển bộ phận MO kiểm soát.

- Bộ phận MO thực hiện kiểm sốt nội dung của hợp đồng, văn bản tín dụng do bộ phận BO soạn thảo, ký xác nhận vào phiếu kiểm sốt hồ sơ.

- Cán bộ cơng chứng hoặc cán bộ quản lý nợ trực tiếp cùng khách hàng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng đảm bảo, trực tiếp theo dõi quá trình thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Cán bộ thực hiện thủ tục công chứng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý tồn bộ bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng ngay sau khi thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực.

- Cán bộ thực hiện thủ tục công chứng trực tiếp liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý tồn bộ bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm, hợp đồng bảo đảm.

 Giải ngân và theo dõi khoản vay

- Cán bộ quản lý nợ lập báo cáo giải ngân, đảm bảo các nội dung cơ bản sau : khách hàng đã thực hiện đầy đủ điều kiện trước khi giải ngân, hợp đồng cấp tín dụng cịn thời hạn giải ngân, các hợp đồng, văn bản được sử dụng đúng mẫu, nội dung được dự thảo phù hợp…

- Cán bộ quản lý nợ theo dõi việc điều chỉnh lãi suất định kỳ theo quy định tại hợp đồng tín dụng. Đề nghị bộ phận FO đôn đốc khách hàng bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn theo nội dung được phê duyệt trên báo cáo giải

ngân, mua bảo hiểm tài sản bảo đảm, đơn đốc khách hàng hồn tất thủ tục thế chấp tài sản bảo đảm (đối với tài sản hình thành trong tương lai) …

2.2.2.7 Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng: đảo bảo các nguyên tắc

- Việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng phải được thực hiện trong suốt quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

- Việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh, tính chất khoản vay và mục đích sử dụng vốn của khách hàng.

- Người thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ có trách nhiệm báo cáo với cấp có thẩm quyền và đề xuất các giải pháp để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, hạn chế rủi ro cho Eximbank.

2.2.3 Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng tại Eximbank 2.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng 2.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

 Chưa tuân thủ quy trình cho vay: việc cấp tín dụng cịn mang tính cảm

tính, thiên về tài sản đảm bảo mà khơng dựa vào q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý hồ sơ vay thiếu thận trọng. Thêm vào đó, nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng hoặc mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống dẫn đến giảm thấp điều kiện tín dụng, thiếu sự phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng.

 Khơng kiểm sốt được danh mục tài sản bảo đảm dẫn đến nhận các tài sản

bảo đảm khơng có tính khả mại (tài sản bảo đảm là bất động sản ở vùng sâu, vùng xa, tài sản bảo đảm là đất nông nghiệp, sà lan, tàu bè); nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba dẫn đến khách hàng lợi dụng để vay giùm, vay ké lẫn nhau.

 Thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay: trong thời gian cho vay, cán bộ tín dụng

cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng

mục đích để đảm bảo khả năng hồn trả nợ vay. Tuy nhiên, thực tế các cán bộ tín dụng không thực hiện đầy đủ quy trình, hoặc việc kiểm tra sau khi cho vay chỉ mang tính hình thức, đối phó để có đủ biên bản hợp lệ.

 Năng lực chuyên môn và đạo đức của cán bộ làm cơng tác tín dụng: phần

lớn các cán bộ tín dụng cịn ít kinh nghiệm, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của cơng tác tín dụng. Khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án cịn kém nên khơng nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng.

Ngồi ngun nhân về năng lực chun mơn thì vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. Một bộ phận cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức, thực hiện thẩm định hồ sơ vay sơ sài, vội vàng, thiếu kiểm tra kiểm soát dẫn đến khoản vay kém chất lượng, khơng có khả năng thu hồi.

 Hoạt động kiểm tra kiểm sốt nội bộ cịn yếu: trong năm 2011 và nửa đầu

năm 2012, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ mới triển khai bước đầu, chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)