Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng tại Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 53)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

2.2.3 Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng tại Eximbank

2.2.3.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

 Chưa tuân thủ quy trình cho vay: việc cấp tín dụng cịn mang tính cảm

tính, thiên về tài sản đảm bảo mà khơng dựa vào q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý hồ sơ vay thiếu thận trọng. Thêm vào đó, nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng hoặc mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống dẫn đến giảm thấp điều kiện tín dụng, thiếu sự phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng.

 Khơng kiểm sốt được danh mục tài sản bảo đảm dẫn đến nhận các tài sản

bảo đảm khơng có tính khả mại (tài sản bảo đảm là bất động sản ở vùng sâu, vùng xa, tài sản bảo đảm là đất nông nghiệp, sà lan, tàu bè); nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba dẫn đến khách hàng lợi dụng để vay giùm, vay ké lẫn nhau.

 Thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay: trong thời gian cho vay, cán bộ tín dụng

cần thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát khoản vay để có thể nắm được những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, việc sử dụng vốn vay đúng

mục đích để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, thực tế các cán bộ tín dụng khơng thực hiện đầy đủ quy trình, hoặc việc kiểm tra sau khi cho vay chỉ mang tính hình thức, đối phó để có đủ biên bản hợp lệ.

 Năng lực chuyên môn và đạo đức của cán bộ làm cơng tác tín dụng: phần

lớn các cán bộ tín dụng cịn ít kinh nghiệm, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của cơng tác tín dụng. Khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án cịn kém nên khơng nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng.

Ngồi ngun nhân về năng lực chun mơn thì vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. Một bộ phận cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức, thực hiện thẩm định hồ sơ vay sơ sài, vội vàng, thiếu kiểm tra kiểm sốt dẫn đến khoản vay kém chất lượng, khơng có khả năng thu hồi.

 Hoạt động kiểm tra kiểm sốt nội bộ cịn yếu: trong năm 2011 và nửa đầu

năm 2012, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ mới triển khai bước đầu, chưa phát huy được hiệu quả cao, đặc biệt là chưa đáp ứng được u cầu của cơng tác phịng ngừa, phát hiện sớm vi phạm. Phần lớn các trường hợp sai phạm phát hiện khi đã có hậu quả nghiêm trọng xảy ra, xử lý rất khó khăn.

2.2.3.2 Nguyên nhân thuộc về khách hàng vay

 Năng lực tài chính, quản trị điều hành kinh doanh của khách hàng yếu

kém

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ghi chép sổ sách kế tốn đầy đủ, chính xác, rõ ràng vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, khi cán bộ ngân hàng phân tích tài chính dựa trên các số liệu này thường thiếu tính thực tế và xác thực.

Quy mơ kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi. Ngoài ra, các doanh nghiệp khi thiếu thông tin về các đối tác, không am hiểu và nhạy bén với biến động của thị trường sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ vay ngân hàng.

 Sử dụng vốn vay sai mục đích:

Số tiền cho vay của ngân hàng lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thực sự hoặc thời hạn cho vay dài hơn mức cần thiết so với chu kỳ dòng tiền, dẫn đến khách hàng sử dụng tạm thời nguồn tiền khi chưa đến hạn trả nợ vào những mục đích khác và bị tổn thất.

Khách hàng dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn.

 Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ vay, cố tình lừa đảo ngân hàng: xảy

ra đối với trường hợp doanh nghiệp thành lập nhiều cơng ty trong cùng một nhóm dẫn đến tiền vay luân chuyển trong nội bộ công ty, dùng một tài sản đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau, hoặc khách hàng làm giả giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo để thế chấp vay ngân hàng.

Các trường hợp gian lận khác như : khai báo sai số liệu trên báo cáo tài chính, tạo cơ sở và niềm tin ban đầu với ngân hàng bằng việc trả gốc và lãi đầy đủ trong những lần vay đầu tiên, khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn hơn hoặc lập ra các dự án khống để vay tiền.

2.2.3.3 Mơi trƣờng kinh tế và pháp lý :

Ngồi các nguyên nhân chính từ phía ngân hàng và khách hàng, hoạt động cho vay của Eximbank còn chịu sự ảnh hưởng từ mơi trường kinh tế bên ngồi:

 Rủi ro do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như : thiên tai, dịch bệnh,

Việt Nam là nước nông nghiệp với thế mạnh về các mặt hàng nông sản như : gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều… và có tỷ trọng xuất khẩu cao hàng năm. Bên cạnh đó là ngành nghề chăn ni gia cầm, gia súc, chăn nuôi và chế biến thủy sản. Trong những năm qua, dịch tai xanh trên lợn và dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Tỷ trọng cho vay tại Eximbank hiện nay đối với ngành nông lâm nghiệp là 11,7%; do đó hiệu quả cho vay của Eximbank cũng một phần chịu tác động từ các khách hàng đầu tư vào các ngành hàng này.

 Rủi ro do sự biến động q nhanh và khơng dự đốn được của thị trường

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, chất lượng tín dụng giảm và nợ xấu tăng nhanh, thị trường bất động sản đóng băng, khách hàng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Tại thị trường trong nước, bảy tháng đầu năm 2012, những kết quả kinh tế nước ta đạt được là khơng mấy tích cực. Trong đó, tình trạng cơng ty phá sản, giải thể lên tới gần 30 nghìn doanh nghiệp, lượng hàng tồn kho ứ đọng chiếm hơn một phần tư tổng lượng hàng hóa, hoạt động sản xuất đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm gần đây, sức tiêu thụ của thị trường sụt giảm mạnh, dịng tín dụng cho các doanh nghiệp bị nghẽn mạch và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên tới quanh mức 9%.

 Rủi ro do hàng hóa nhập lậu tràn vào trong nước

Lượng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu phần lớn tập trung ở các mặt hàng có lợi nhuận lớn như: thuốc lá, rượu, đồ điện tử dân dụng, vải, mỹ phẩm, dược phẩm, thép, gỗ … Khi lượng hàng này xâm nhập thị trường gây ra những tác hại khôn lường tới sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp sản xuất trong nước, Eximbank khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi các khoản cho vay.

- Các quy định về giao dịch bảo đảm cịn chồng chéo, chưa có một văn bản đồng bộ, thống nhất

Hiện nay, theo quy định của Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD thì TCTD có thể nhận thế chấp các cơng trình đang xây dựng trên đất (nhà ở hình thành trong tương lai). Tuy quy định này ra đời đã hơn 2 năm nhưng Thông tư hướng dẫn của NHNN về vấn đề này vẫn chưa có. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Bộ Xây dựng (Cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và ban hành Thông tư số 16/2010/TT-BXD) và Bộ Tư pháp về vấn đề này chưa thật sự chặt chẽ, cụ thể :

Đối với việc nhận thế chấp các cơng trình đang xây dựng trên đất thuộc dự án nhà ở, TCTD nhận thế chấp dưới hình thức thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Trên thực tế, các TCTD thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng này là không dễ dàng bởi hầu hết các Phịng cơng chứng đều khơng chấp nhận công chứng khi cho rằng các hợp đồng này chưa phù hợp với Luật Nhà ở (do nhà ở chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu).

- Vướng mắc từ thủ tục hành chính, các loại thuế, phí trong q trình xử lý tài sản bảo đảm

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 11/2012/NĐ-CP) đã quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảm, bao gồm : bán tài sản bảo đảm, TCTD nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, TCTD nhận các khoản tiền, tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ, phương thức khác do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai các quy định này gặp rất nhiều khó khăn do những vướng mắc từ pháp luật chuyên ngành, cụ thể:

Khi TCTD thực hiện việc cấn trừ nợ (nhận chính TSBĐ để thay thế nghĩa vụ trả nợ), thủ tục gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến chính sách, thủ tục hành chính như : TCTD phải lập dự án đầu tư, xin chuyển mục đích sử dụng đất, phải đóng tiền

chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế, dự án phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất…, đặc biệt là các trường hợp liên quan đến đất nơng nghiệp. Các khó khăn này dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, trong khi khách hàng khơng cịn nguồn tài chính để chi trả, nếu TCTD thực hiện chi trả sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của TCTD; ngồi ra, các thủ tục hành chính kéo dài cũng ảnh hưởng đến thời gian thu hồi các khoản nợ.

2.2.3.4 Cơ chế, chính sách và hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN

 Hoạt động thanh tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN

Năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian dài còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, nhất là các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

 Về cơ chế, chính sách của NHNN: Do nhiều năm qua ít được đổi mới,

chưa theo kịp được diễn biến của thị trường. Từ đó khơng định hướng được các dịng vốn tín dụng tới các khu vực sản xuất cần được ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu .

 Hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập

Hệ thống cung cấp thông tin của Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, chưa có thơng tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

Thông tin về khách hàng chưa được CIC cập nhật kịp thời. Đối với khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng nào thì CIC hồn tồn khơng có thơng tin gì về khách hàng.

CIC chưa chủ động thơng báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua mạng mà chỉ cung cấp thông tin khi được tổ chức tín dụng u cầu vì vậy chưa phát huy hiệu quả cao.

2.2.4 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank trong thời gian vừa qua

Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng đã tạo cơ hội cho phát triển kinh tế trong những năm vừa qua, nhưng kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều của quá trình hồi phục hay suy giảm của kinh tế thế giới. Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu, tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng. Trong tình hình chung, nợ q hạn, nợ xấu ngân hàng có xu hướng tăng cao, tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tại Eximbank là 4,71%.

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank tồn tại những mặt yếu cần khắc phục đó là :

- Quy trình cho vay đang được áp dụng tại Eximbank được xây dựng khá hợp lý và chặt chẽ. Tuy nhiên việc tn thủ quy trình, chính sách tín dụng chưa thực sự triệt để.

- Chất lượng thơng tin trong phân tích tín dụng cịn kém

- Quản trị nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

- Cơng tác giám sát sau khi cho vay chưa có hiệu quả

- Chưa thực hiện tốt công tác luân phiên đào tào nghiệp vụ về quản lý nợ, quản lý khách hàng, tái thẩm định cho cán bộ tín dụng.

Từ năm 2009 đến nay, Eximbank đã triển khai hàng loạt các giải pháp để xử lý nợ khó địi cộng với sự phục hồi kinh tế trong nước nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách kích cầu của Chính phủ đã giúp Eximbank giải quyết cơ bản tình hình nợ khó địi.

- Theo dõi chặt chẽ nguồn thu nhập thanh toán nợ vay của khách hàng vay vốn trung dài hạn. Trường hợp khách hàng có thỏa thuận định lại các kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ, Eximbank xem xét giải quyết cho khách hàng trước khi đến hạn trả nợ vốn vay.

- Xem xét thay đổi thời hạn trả nợ của khách hàng cho phù hợp với diễn biến của dòng tiền trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thu nhập từ lương, thưởng và thu nhập khác của khách hàng.

- Tập trung cơ cấu lại nợ cho khách hàng tạm thời gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, giảm lãi suất vay nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục tình trạng khó khăn, tiếp tục ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Miễn giảm lãi đúng đối tượng, đúng thực trạng tình hình khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu theo quy chế miễn giảm lãi vốn vay và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Nhận tài sản bảo đảm cấn trừ nợ vay đối với các bất động sản có vị trí tốt, có thể khai thác, sử dụng làm trụ sở giao dịch hoặc có thể khai thác được thơng qua Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.

- Tập trung giải pháp đàm phán, thương lượng với khách hàng trong q trình khởi kiện tại tịa án để lập biên bản hòa giải thành, đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ vay.

- Đối với các trường hợp đã có bản án của tịa án, Eximbank khẩn trương phối hợp cùng cơ quan thi hành án để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vay. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc Hội sở có biện pháp hỗ trợ Chi

Bên cạnh đó, Eximbank thực hiện việc kiểm sốt chất lượng tín dụng chặt chẽ, các khoản tín dụng mới bảo đảm an toàn, đa dạng và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế từng ngành hàng, từng doanh nghiệp, theo sát diễn biến thị trường. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại Eximbank nằm trong tầm kiểm sốt, Eximbank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu không vượt quá các mức quy định của NHNN. Kết quả là giai đoạn từ năm 2009 - 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)