Quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 53)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

2.2.2.6 Quy trình tín dụng

 Khởi tạo, thẩm định và quyết định cấp tín dụng:

- Bộ phận FO là đơn vị tiếp thị khách hàng, tư vấn sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu thơng tin về khách hàng và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng.

- Bộ phận MO thẩm định các nội dung cơ bản sau: tính pháp lý của hồ sơ khách hàng cung cấp, đánh giá năng lực kinh doanh, uy tín của khách hàng trên thị trường, năng lực tài chính, năng lực thực hiện phương án, dự án, nguồn tiền để hoàn trả nợ vay, hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo … Trên cơ sở đó, đánh giá tổng thể các rủi ro có thể phát sinh khi cấp tín dụng cho khách hàng như rủi ro liên quan đến

giá cả, tài sản đảm bảo, rủi ro về khả năng tiêu thụ hàng hóa, rủi ro về mặt pháp lý … và đề xuất biện pháp cụ thể để quản lý từng loại rủi ro có thể phát sinh.

- Căn cứ báo cáo đề xuất cấp tín dụng của bộ phận FO, báo cáo thẩm định và phân tích rủi ro của bộ phận MO, cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt tín dụng.

 Soạn thảo, ký kết hợp đồng

- Cán bộ quản lý nợ soạn thảo hợp đồng, văn bản tín dụng, lập phiếu kiểm sốt hồ sơ và chuyển bộ phận MO kiểm soát.

- Bộ phận MO thực hiện kiểm soát nội dung của hợp đồng, văn bản tín dụng do bộ phận BO soạn thảo, ký xác nhận vào phiếu kiểm soát hồ sơ.

- Cán bộ công chứng hoặc cán bộ quản lý nợ trực tiếp cùng khách hàng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cơng chứng, chứng thực hợp đồng đảm bảo, trực tiếp theo dõi quá trình thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Cán bộ thực hiện thủ tục cơng chứng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý tồn bộ bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng ngay sau khi thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực.

- Cán bộ thực hiện thủ tục công chứng trực tiếp liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý toàn bộ bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm, hợp đồng bảo đảm.

 Giải ngân và theo dõi khoản vay

- Cán bộ quản lý nợ lập báo cáo giải ngân, đảm bảo các nội dung cơ bản sau : khách hàng đã thực hiện đầy đủ điều kiện trước khi giải ngân, hợp đồng cấp tín dụng cịn thời hạn giải ngân, các hợp đồng, văn bản được sử dụng đúng mẫu, nội dung được dự thảo phù hợp…

- Cán bộ quản lý nợ theo dõi việc điều chỉnh lãi suất định kỳ theo quy định tại hợp đồng tín dụng. Đề nghị bộ phận FO đôn đốc khách hàng bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn theo nội dung được phê duyệt trên báo cáo giải

ngân, mua bảo hiểm tài sản bảo đảm, đơn đốc khách hàng hồn tất thủ tục thế chấp tài sản bảo đảm (đối với tài sản hình thành trong tương lai) …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)