3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
3.2.3 Nâng cao hiệu quả quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô
- Hiện tại, hiệu quả hoạt động của hệ thống cung cấp thơng tin tín dụng của Eximbank và của NHNN chưa cao do thông tin chỉ mang tính định lượng, thiếu những nhận định chuyên môn và dự báo đáng tin cậy. Phần thu thập và phân tích các thơng tin kinh tế vĩ mơ được thực hiện bởi phịng tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp của Hội sở, tuy nhiên chưa được cập nhật kịp thời, thường xuyên để hỗ trợ chi nhánh trong thẩm định cho vay.
- Eximbank nên thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Bộ phận này sẽ dựa trên các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn. Đồng thời tiến hành phân tích, đánh giá quy mơ, cơ
cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nơng thơn và thành thị, trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an tồn – hiệu quả – bền vững.
Nâng cao vai trị của cơng tác kiểm soát nội bộ
- Cần chú trọng cơng tác “hậu kiểm” của kiểm sốt nội bộ để tăng cường khả năng kiểm sốt tính tn thủ trong hoạt động cấp tín dụng, giảm thiểu những rủi ro tín dụng. Tại Eximbank hiện nay, bộ phận kiểm sốt nội bộ được bố trí ở từng chi nhánh, lương của kiểm sốt nội bộ do Hội sở chi trả và nhân sự bộ phận này do Hội sở chỉ định, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Điều này tăng tính độc lập cho bộ phận kiểm sốt nội bộ, có đủ thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường những cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phịng kiểm sốt. Tiêu chuẩn đối với người làm cơng tác kiểm sốt nội bộ là : có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thơng tin; có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 2 năm.
- Trong cơng tác kiểm sốt nội bộ, ngồi thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Bên cạnh đó, cần thực hiện kiểm sốt có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra
Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề
Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan trong q trình cấp tín dụng, nợ xấu phát sinh là điều khơng tránh khỏi, vì vậy cần thiết lập cơ chế xử lý nợ có
năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.
Thực hiện phân tích thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng; khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm. Từ đó, lựa chọn phương thức xử lý : thỏa thuận, cấn trừ nợ hay khởi kiện để áp dụng phù hợp với khả năng của từng chi nhánh, đảm bảo hiệu quả và chi phí hợp lý.
Sử dụng các công cụ bảo hiểm và đảm bảo tiền vay
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng khơng thể lường trước được. Do vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là rất quan trọng.
Yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm cơng trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa … Một số khách hàng ngại tốn chi phí nên khơng đăng ký sở hữu tài sản, ngân hàng khơng đơn đốc khách hàng hồn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm, việc đăng ký sở hữu tài sản trên đất gặp nhiều khó khăn nên khá nhiều tài sản trên đất, đặc biệt là nhà xưởng, cơng trình xây dựng trên đất thế chấp chưa có giấy tờ về sở hữu tài sản. Do đó, hồ sơ bảo đảm tiền vay khơng đầy đủ, gây khó khăn cho q trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Để giảm thiểu những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hồn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.
Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phịng
Thực hiện trích lập đầy đủ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng theo mức độ rủi ro của khoản nợ. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng
tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro, thực hiện trích lập dự phịng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.