Hồn thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 66 - 69)

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

3.2.2 Hồn thiện quy trình tín dụng

Quy trình cho vay đang được áp dụng tại Eximbank được xây dựng khá hợp lý và chặt chẽ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện trong các giai đoạn vẫn chưa thực sự hiệu quả, do vậy cần nâng cao tính chủ động, linh hoạt và phối hợp đồng bộ trong các giai đoạn của quy trình:

 Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ

Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín trong kinh doanh chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Cán bộ tín dụng cần phải tận dụng phân tích tồn bộ nguồn thơng tin này để có được nhận định chính xác, khách quan về khách hàng vay.

Vì nguồn thơng tin do khách hàng cung cấp có thể tính chính xác khơng cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần chú trọng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng vay; đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin CIC kết hợp với tìm hiểu thơng tin từ các đối tác của khách hàng, từ các cơ quan ban ngành, cơ quan thuế …

 Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay :

Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng

- Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án. Cần yêu cầu khách hàng chứng minh cụ thể nguồn vốn tự có này vì đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Khi vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh.

- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá tổng quan các phương diện : rủi ro do ngành, rủi ro về giá, thị trường tiêu thụ … đồng thời dựa trên các chỉ tiêu như : khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán.

- Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm ẩn có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý.

- Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ chính thứ hai nên việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản nếu khách hàng không trả được nợ.

- Hợp đồng thế chấp là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, cần phải xem xét kỹ các yếu tố :

+ Tình trạng pháp lý của tài sản : hợp pháp, không tranh chấp …

+ Nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải chính xác, an tồn, đảm bảo tính khách quan.

+ Đối với các hợp đồng thế chấp hàng hóa : cần xem xét các yếu tố về điều kiện an tồn (phịng cháy, chống trộm cắp, bảo hiểm kho hàng …)

- Việc định giá tài sản phải thường xuyên cập nhật theo giá thị trường, trường hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho ngân hàng.

- Đối với tài sản thế chấp của bên thứ ba, cần phải thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay, xem xét mối quan hệ với khách hàng, tránh tình trạng bên thế chấp tài sản khơng biết gì về khoản vay, dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo.

 Giai đoạn quyết định cho vay

- Trước khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thơng tin về tình hình thị trường, chính sách kinh tế, định hướng đầu tư, … để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra.

- Đối với những khoản vay phải thơng qua Hội đồng tín dụng xét duyệt thì có quy mơ lớn, tiềm ẩn rủi ro cao. Do vậy, hoạt động của Hội đồng tín dụng cần quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ cụ thể và phải có ý kiến bằng văn bản của tất cả thành viên hội đồng trước khi họp để ra quyết định.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện nghiêm túc nhằm phịng ngừa rủi ro và giảm thiểu trước khi nó xảy ra, gây hậu quả xấu đối với phần vốn cho vay. Tuy nhiên, hiện nay cơng tác này vẫn cịn được thực hiện một cách đối phó cho đủ hồ sơ quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay :

- Theo dõi sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay khơng, kiểm tra tình hình thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

- So sánh thực tế phương án so với dự kiến ban đầu : tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, tài sản đảm bảo tại thời điểm kiểm tra.

- Phân tích những thay đổi của mơi trường kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp), hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Từ đó đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)