Chất lượng cảm nhận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định vị thương hiệu 333 tại thị trường TP hồ chí minh (Trang 69 - 70)

1 .Lý thuyết về thương hiệu

1.1 .1Thương hiệu

4.2 Chương trình tái định vị:

4.2.3 Chất lượng cảm nhận:

Như đã nói ở phần mở đầu, theo nghiên cứu thực nghiệm: Sự ảnh hưởng của nhận biết thương hiệu bia đến mùi vị cảm nhận (Influence of Beer Brand Identification on Taste Perception) của RALPH I. ALLISON và KENNETH P. UHL, người uống bia không thể phân biệt sự khác nhau của vị bia thuộc các thương hiệu khác nhau trong bài test mù. Có thể nói chính vì sự khó phân biệt đó cho nên ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận về các thương hiệu bia đến xu hướng tiêu dùng thương hiệu không lớn như quảng cáo hay hình ảnh thương hiệu. Tuy vậy, với những khách hàng thân thiết đối với các thương hiệu bia, ở mức độ nào đó những ảnh hưởng về mùi vị của bia là không thể phủ nhận, ngoài ra các ảnh hưởng bia mang lại cho họ sau khi uống bia cũng được họ ghi nhận vào trong cảm nhận của mình. Do đó, như tất cả các mặt hàng khác, để đảm bảo vị thế trong nhận thức của người tiêu dùng thì chất lượng cung cấp đến người tiêu dùng là điều không thể bỏ qua.

Theo kết quả phân tích ở mục 3.1.3, chất lượng cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu bia 333 đứng thứ tư sau Saigon Special, Tiger và Heinenken với khoảng chênh lệch khá lớn so với Tiger và Heinenken, do đó cần phải nâng cao chất lượng cảm nhận của người tiêu dùng trước tiên ở chính chất lượng của sản phảm cung cấp đến cho họ, nghĩa là nâng cao các thuộc tính chức năng như mùi, vị và có thể nói quan trọng hơn hết chính là giảm đến mức thấp nhất tình trạng nhức đầu sau khi sử dụng bia 333 bởi như đã nói ở trên, trong bài test mù thì người tiêu dùng khơng thể phân biệt vị của các thương hiệu bia khác nhau.

Khi thực hiện nâng cao chất lượng, Tổng Công ty Cổ phần Bia, Rượu, Nước Giải khát Sài Gòn cũng phải lưu ý hướng điều chỉnh chất lượng phù hợp nhất vì có sự khác biệt về chất lượng cảm nhận giữa nhóm có thu nhập dưới 5 triệu đồng và nhóm từ 5 đến 10 triệu đồng cũng như giữa nhóm giám đốc/quản lí cấp cao với các nhóm cịn lại. Sự khác biệt của các nhóm này nhìn chung quy có thể nói chính là sự khác biệt về yêu cầu về các đặc tính chức năng và tâm lý đối với các thương hiệu bia trung, cao cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái định vị thương hiệu 333 tại thị trường TP hồ chí minh (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)