Lịch sử của chuyển dịch công ty

Một phần của tài liệu vấn đề chuyển dịch công ty của các mncs (Trang 44 - 47)

Thuế là nguyên nhân thúc đẩy việc tái cơ cấu công ty của tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, trong đó công ty mẹ tại Mỹ được thay thế bởi một công ty nước ngoài, do đó chuyển đổi nguyên thực thể thành một công ty đa quốc gia ở nước ngoài, là một thực tế diễn ra gần đây.

Thực hiện tái cơ cấu lớn đầu tiên, thu hút sự chú ý đáng kể của cơ quan thuế IRS, là trường hợp của McDermott năm 1983, đã lợi dụng kẻ hở trong điều khoản Subpart F5

của Bộ Luật Thuế để thu về các khoản thu nhập thụ động không chịu thuế trong phạm vi quyền hạn thuế của Mỹ. Sự thiếu sót trong điều lệ Subpart F đã kịp thời được khắc phục khi IRS tiến hành thông qua sửa đổi các phần còn hạn chế trong Bộ luật và việc sửa đổi này phủ nhận lại các lợi ích mà McDermott nhận được. Mục đích và hình thức thực hiện của McDermott rất khác so với các chuyển dịch được biết gần đây. Các cổ đông của McDermott trao đổi cổ phần của họ với cổ phiếu của McDermott

International, một công ty con hiện hữu ở Panamanian có thu nhập và lợi nhuận đáng kể, và kết thúc việc sở hữu 90% công ty này. Giao dịch này dường như cố tình dựng lên để bị đánh thuế và cho phép các cổ đông thực hiện trao đổi nhận tổn thất trong việc trao đổi này. Tất nhiên chuyển dịch phải có lợi ích hơn đó là loại bỏ nghĩa vụ thuế tại Mỹ đánh trên thu nhập tích lũy của McDermott International khi nó còn là công ty thuộc quyền kiểm soát ở nước ngoài (CFC)6. Nếu không có sự chuyển dịch, các khoản thu nhập tích lũy này sẽ bị đánh thuế tại McDermott như đánh trên cổ tức khi bán cổ phiếu hay thanh lý McDermott International theo mục 1248.7 Kể từ đó, về hình thức thì McDermott đã không chuyển nhượng cổ phiếu mà mục 1248 quy định, nhưng thu nhập tích lũy thu được từ giao dịch này loại bỏ nghĩa vụ thuế tại Mỹ một cách hiệu quả.

5

thu này công ty mẹ được chủ yếu thông qua quyền sở hữu tài sản, không phải thông qua hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

6

International, trong khi trước đây các cổ đông của McDermott sỡ hữu khoảng 90%.

7

1986 đã được sửa đổi.

Subpart F là thu nhập do một công ty thuộc quyền kiểm soát nằm ở nước ngoài (CFC) tạo ra và nguồn

Sau cuộc chuyển dịch, McDermott chỉ còn sở hữu khoảng 10% cổ phiếu của McDermott

Sau đó, năm 1994, một công ty khác đã phát hiện ra cách thức hiệu quả hơn, đó là dịch chuyển công ty ra nước ngoài của Helen of Troy – công ty chuyên cung cấp những sản phẩm làm đẹp, đặt trụ sở tại Texas. Đây là làn sóng hiện đại đầu tiên của chuyển dịch ra nước ngoài và được xem là một sự chuyển dịch “thuần túy” được Helen tiên phong thực hiện với mong đợi làm gia tăng giá trị các cổ đông. Để thực hiện chuyển dịch, các cổ đông của công ty Helen of Troy ở Mỹ trao đổi cổ phần của họ với Helen of Troy Limited, công ty mới thành lập ở Bermuda. Sau khi thực hiện cuộc chuyển dịch, công ty Helen of Troy có những sự thay đổi sau:

(i)

(ii)

(iii)

Helen of Troy Bermuda đã gộp cổ phiếu của nó với Helen of Troy Mỹ trong công ty Barbados để nhận lợi ích từ hiệp ước thuế US - Barbados đối với các khoản thanh toán cổ tức hay tiền lãi xuất phát từ Helen of Troy ở Mỹ.

Helen of Troy Mỹ đã chuyển dịch hiệu quả các hoạt động của công ty con ở nước ngoài của nó đến Helen of Troy Bermuda với mục đích các công ty này không còn là công ty thuộc quyền kiểm soát nằm ở nước ngoài (CFCs) của nó nữa.

Henlen of Troy có lẽ dự định chuyển dịch tất cả các khoản thu được và các khoản đầu tư sang Helen of Troy Bermuda.

Rõ ràng giao dịch chuyển đổi này được thực hiện để các cổ đông của công ty sau khi thực hiện chuyển dịch không phải chịu thuế. IRSđã phản ứng nhanh chóng đối với sự chuyển dịch của Helen. Đặc biệt, chuyển dịch này liên quan đến việc “các công ty đa quốc gia ở Mỹ gần đây đã thực hiện tái cơ cầu nhằm mục đích thuế” và “sự chuyển dịch này, hoặc là các giao dịch liên quan, thực hiện đúng theo như hình thức tái cơ cấu, đều là cơ hội để tránh thuế ở Mỹ.”8 Một lần nữa cơ quan thuế IRS quy định đây là một trường hợp chịu thuế “nếu công ty chuyển nhượng mang quốc tịch Mỹ sỡ hữu bằng

8

hoặc hơn 50% quyền biểu quyết của công ty thụ hưởng nước ngoài ngay sau khi trao đổi”9. Mức thuế cho cổ đông này dường như đã ngăn chặn một cách hiệu quả cho đến năm 1998 – 1999, khi bắt đầu xuất hiện làn sóng mới của trường hợp chuyển dịch ra nước ngoài. Làn sóng thứ ba là kết quả của việc tái thành lập công ty ra nước ngoài của 17 công ty đa quốc Mỹ, điển hình như Tyco và Ingersoll - Rand, và cuối cùng đã dừng lại bởi nguy cơ chống đối sắp tới của pháp luật về việc chuyển dịch công ty ra nước ngoài mà những chính sách pháp luật này không dễ dàng được dự đoán trước.

Giữa năm 2002 việc từ bỏ ý định chuyển dịch của Stanley Works, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng về chuyển dịch. Các biện pháp chống lại chuyển dịch đã được đề xuất, một số biện pháp đã có hiệu lực trước đó. Những đề xuất này đã đủ để ngăn chặn các giao dịch chuyển đổi vào thời điểm này. Còn nhiều đề xuất lập pháp khác nhau chưa được cụ thể hóa vào biện pháp quản lý cuối cùng, mặc dù việc áp dụng luật pháp có khả năng đối phó với hiện tượng chuyển dịch một cách trực tiếp hay thông qua các phương diện khác.

Một phần của tài liệu vấn đề chuyển dịch công ty của các mncs (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w