Luôn có 1 sự khác biệt rõ ràng giữa hoạt động xã hội xuất phát từ một mong muốn được cống hiến cho xã hội (normative case) với hoạt động xã hội xuất phát từ động cơ trục lợi (business case).
Normative case: là một trường hợp cho rằng công ty cần có nghĩa vụ đạo đức với xã
hội, và việc trở thành một công dân tốt là đều nên làm. Một tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu của Mỹ đã yêu cầu các nhân viên “hãy đạt được những thành công theo những cách là tôn vinh các giá trị đạo đức, tôn trọng mọi người, cộng đồng và môi trường tự nhiên”.
Business case:
Orlitszky et al. (2003) đã tiến hành phân tích trên 52 nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, với cỡ mẫu là 3878 quan sát. Nhìn chung, họ tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa trách nhiệm đối với môi trường – xã hội với thành quả kinh doanh. Và đây là mối quan hệ đối ứng chứ không phải quan hệ một chiều, chúng tác động qua lại thông qua một “chu kỳ đạo đức”. Các công ty chỉ thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội khi họ có đủ nguồn lực tài chính, và ngược lại họ cũng chỉ làm tốt trách nhiệm của mình chỉ khi việc này giúp cho nguồn lực tài chính của họ lớn mạnh hơn.
Một số nhân tố quyết định mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả tài chính và trách nhiệm xã hội:
- Bảo vệ và nâng cao danh tiếng thương hiệu, củng cố niềm tin. Theo khảo sát của SAM (Sustainable Assessment Management), 73% công ty được phân tích cho biết rằng nâng cao danh tiếng là một trong những lợi ích chính của CSR (Corporate Social Responsibility). Ví dụ như các công ty dầu, các nhà bán lẻ và nhà khai thác viễn thông. Danh tiếng được xây dựng trên tài sản vô hình như sự tín nhiệm, độ tin cậy, chất lượng, tính nhất quán, minh bạch, cũng như trên tài sản hữu hình ví dụ đầu tư vào con người, trách nhiệm đối với môi trường.
-
-
-
-
-
Thu hút, động viên và giữ chân nhân tài. Gần 2/3 công ty cho rằng thu hút nhân tài là một trong những động lực cho hoạt động CSR. Nhiều hơn trong quá khứ, ngày nay những người đi tìm việc có xu hướng thích các công ty được đánh giá là công dân tốt, có trách nhiệm.
Nâng cao hiệu quả hoạt động và tối thiểu hóa chi phí. Nhiều công ty đặc biệt là ở Châu Á, Nhật Bản, Mỹ Latin lại xem hiệu quả hoạt động là mục tiêu cho các CSR. Một trong số họ trả lời: “phát triển bền vững cho chúng ta – và cho khách hàng của chúng tôi – có nghĩa là tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu tự nhiên, và làm giảm chất thải nguy hiểm gây tác hại đến môi trường. Chính vì thế chúng tôi luôn được hoan nghênh ở bất kỳ nơi nào chúng tôi hoạt động như một nhà tuyển dụng hấp dẫn và một nhà đầu tư giỏi”. Ngoài ra CSR cũng có tác dụng trong việc tiết kiệm chi phí như là: giảm được phí bảo hiểm, tiền phạt và hình phạt sẽ nhẹ hơn, ít bị kiện tụng hơn.
Đảm bảo giấy phép hoạt động. Đây là một vấn đề quan trọng đối với các công ty trong lĩnh vực công nghiệp cao, có quan hệ chặt chẽ với chính phủ. Tạo điều kiện cho các cơ hội kinh doanh mới. Các công ty được phỏng vấn bởi WEF đưa ra một số cơ hội kinh doanh chính mà họ tin rằng có thể có được từ CSR. (1) phát triển sản phẩm, dịch vụ, và công nghệ môi trường. (2) Sản xuất sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu về cuộc sống lành mạnh hơn. (3) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ giá cả phải chăng cho người tiêu dùng ở các quốc gia đang phát triển.
“Xây dựng một môi trường hoạt động ổn định và thịnh vượng. Phát triển xã hội có khả năng mở rộng thị trường hiện tại – vấn đề mà các công ty phải đối mặt trong các thị trường mới nổi, do đó làm tăng kích thước của chiếc bánh trong dài hạn”.
PHẦN 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MNCs ĐỐI VỚI QUỐC GIA CHỦ NHÀ – TRƯỜNG HỢP CHUYỂN DỊCH CÔNG TY CỦA STANLEY WORKS