Tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 42)

6. Nội dung nghiên cứu

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Trong quá trình phát triển, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã trải qua nhiều mốc lịch sử quan trọng.

Từ năm 1986 đến 1990, Việt Nam thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh theo cơ chế thị trường. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng thương mại được hình thành và hồn thiện dần. Tháng 05/1990, hai Pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp. Theo đó:

Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương – ngân hàng duy nhất được phát hành tiền, là cơ quan tổ chức điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền và quản lý hệ thống ngân hàng cấp 2 làm nhiệm vụ chủ yếu.

Ngân hàng thương mại thực hiện lưu thơng tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và dịch vụ ngân hàng trong tồn nền kinh tế. Cùng với sự đổi mới cơ chế vận hành trong kinh doanh ngân hàng là sự ra đời hàng loạt ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các hình thức sở hữu: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phịng đại diện của nước ngồi…

Đầu năm 2001, Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình cải cách hệ thống ngân hàng toàn diện được tiến hành trong nhiều năm nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế, giám sát và quản lý cho khu vực ngân hàng hiệu quả hơn; đa dạng hố khu

vực ngân hàng thơng qua phát triển thị trường vốn; nâng cao tính minh bạch và tự chịu trách nhiệm của khu vực tài chính; cải thiện năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng; áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế vào hoạt động ngân hàng; xây dựng các chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ sở thương mại hơn. Mục đích chính của chương trình cải cách là nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng ngân hàng trong nước và toàn bộ hệ thống để chuẩn bị hội nhập Quốc tế. Điểm cốt lõi trong nỗ lực cải cách đối với ngân hàng thương mại là tăng vốn cho các ngân hàng này, bao gồm tăng vốn điều lệ và tiến tới đạt được hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế là 8%.

Năm 2006 – 2007 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 09 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007. Số lượng ngân hàng tăng thêm tập trung vào khối ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cho thấy sức hấp dẫn của ngành ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế.

Năm 2008, thực hiện cam kết gia nhập WTO, ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cấp giấy phép thành lập 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, bao gồm Ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Năm 2010, theo lộ trình tăng vốn điều lệ, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý gia hạn thời gian hiệu lực áp dụng vốn điều lệ mới đến hết ngày 31/12/2011, giải tỏa áp lực tăng vốn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng thời sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước để phù hợp với tình hình kinh tế thị trường.

Ngân hàng thương mại Nhà nước với vai trò chủ đạo trong hoạt động ngân hàng, trong những năm qua đã có sự đóng góp rất lớn vào sự thành cơng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đã triển khai thực hiện chính sách tiền tệ một cách tích cực, cơ bản ổn định được giá trị và sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia và góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của

hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế, chưa phát huy hết chức năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Chính vì thế việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước là vấn đề cấp thiết.

Ngân hàng đi tiên phong trong việc cổ phần hóa là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 02/06/2008, tiếp đến là Ngân hàng Công thương Việt Nam tháng 06/2009, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long tháng 07/2011, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 23/04/2012. Hiện nay chỉ cịn lại Ngân hàng Nơng Nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam.

Cuối năm 2011, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã xác định 4 mục tiêu cơ bản của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Một là, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Hai là, xây dựng hệ thống ngân hàng có đủ sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Ba là, cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng để bảo đảm cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế một cách hợp lý. Bốn là, hệ thống ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Vụ sáp nhập đầu tiên giữa Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) và Tiết kiệm Bưu điện (VPSC), vụ tiếp theo diễn ra vào cuối năm 2011 giữa ba ngân hàng là Ngân hàng TMCP Đệ nhất, Ngân hàng TMCP Tín nghĩa và Ngân hàng TMCP Sài Gịn. Đây được xem là một bước đi đúng đắn đang được các ngân hàng nhỏ dõi theo. Tiếp theo đó, vào đầu tháng 08/2012 vụ sáp nhập là giữa Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) cũng đã diễn ra. Tháng 09/2013 đã diễn ra vụ hợp nhất giữ

Tái cơ cấu ngân hàng đã đạt được kết quả bước đầu. Trong đó, đáng chú ý là an tồn hệ thống các tổ chức tín dụng được cải thiện rõ rệt; nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước được đẩy lùi; tài sản của Nhà nước và nhân dân được bảo đảm an toàn; tiền gửi của nhân dân vẫn chi trả bình thường, kể cả ở ngân hàng yếu kém. Các tổ

chức tín dụng yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý bằng những giải pháp thích hợp nhờ đó thị trường tiền tệ dần đi vào ổn định. Các tổ chức tín dụng từng bước cơ cấu lại hoạt động theo hướng lành mạnh; tích cực lành mạnh hóa tài chính thơng qua tăng vốn điều lệ để cải thiện các chỉ tiêu lành mạnh tài chính và an tồn hoạt động; hệ thống quản trị, kiểm soát và kiểm toán nội bộ được chú trọng củng cố (Tô Ánh Dương, 2013). Qua các vụ sáp nhập ngân hàng cho thấy đây là hướng đi đúng cho các ngân hàng thương mại nhỏ để giải quyết vấn đề nợ xấu và thanh khoản của ngân hàng.

Tính đến 30/06/2013 Việt Nam có 06 ngân hàng thương mại Nhà nước (gồm 04 ngân hàng TMCP Nhà nước và 02 ngân hàng thương mại Nhà nước chưa cổ phần), 01 ngân hàng chính sách, 35 ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 04 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100 vốn nước ngồi và 50 văn phịng đại diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 42)