Chỉ số trạng thái tiền mặt bình qn theo nhóm ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)

Nguồn: Tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Dựa vào biểu đồ ta thấy chênh lệch về chỉ số trạng thái tiền mặt giữa các nhóm ngân hàng qua các năm lớn, thời điểm 30/06/2013 chỉ số H2 bình quân giữa các nhóm ngân hàng tương đương nhau. Hệ số H2 của các ngân hàng nhóm 1 (ngân TMCP có vốn Nhà nước) thấp hơn các ngân hàng TMCP khác.

Hệ số H2 của các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 (ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước) cao chưa hẳn là tốt, các ngân hàng này đang dự trữ một lượng tiền nhàn rỗi quá lớn, do đó hạn chế khả năng sinh lời của lượng tiền này, từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Qua đó ta thấy được các ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước khó khăn về thanh khoản nhiều hơn các ngân hàng TMCP Nhà nước, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này cao hơn.

2.3.3 Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H3)

H3 = (Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán)/ Tổng tài sản Có Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên Tổng tài sản Có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Theo kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng thương mại trên thế giới, chỉ số này nên đạt ở mức 5 – 6%.

Bảng 2.5: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các ngân hàng (H3)

STT NGÂN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 06 THÁNG 2013 I NHÓM 1 1 BIDV 12,7% 10,2% 8,4% 7,8% 10,7% 12,6% 2 Vietinbank 19,5% 14,0% 15,2% 14,3% 14,2% 14,5% 3 Vietcombank 13,8% 8,2% 7,4% 7,3% 18,0% 12,1% 4 MHB 19,9% 17,5% 20,1% 17,7% 15,1% - II NHÓM 2 1 ACB 0,9% 0,6% 1,5% 0,4% 3,1% 5,0% 2 EAB 1,1% 1,7% 5,6% 4,8% 6,5% 6,6% 3 Eximbank 2,6% 0,7% 0,034% 0,001% 0,6% 0,001% 4 MB 14,0% 10,0% 6,6% 11,3% 21,7% 25,1% 5 VIB 13,9% 15,6% 20,2% 21,1% 21,2% 17,9% III NHÓM 3 1 ABB 0,1% 0,5% 0,6% 0,8% 3,5% - 2 MDB 0,4% 0,8% 4,8% 22,7% 31,0% 17,1% 3 NamAbank 4,5% 9,7% 8,9% 13,5% 10,7% 6,9%

Nguồn: Tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến bất thường, các ngân hàng đều muốn nắm giữ các chứng khốn có tính thanh khoản tốt để hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng.

Căn cứ theo bảng phân tích số liệu, ta thấy được các nhóm 1 (ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước) nắm giữ một số lượng lớn các chứng khoán thanh khoản tốt so với tổng tài sản của ngân hàng, làm cho trung bình các chỉ số này qua các năm đều lớn hơn 12%, các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 chỉ số này thấp hơn nhiều, đồng thời

chênh lệch của chỉ số này qua các năm lớn, cho thấy các ngân hàng thuộc nhóm 2 và nhóm 3 khả năng nắm giữ các chứng khoán thanh khoản thấp hơn và kém ổn định hơn so với các ngân hàng nhóm 1, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này cao hơn so với các ngân hàng nhóm 1.

Hệ số H3 của các ngân hàng nhóm 1 cao hơn nhiều so với mức đưa ra của các chuyên gia. Các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 giữ một lượng ít các chứng khốn thanh khoản tốt vì các ngân hàng TMCP này khơng thể cạnh tranh được giá đối với các ngân hàng TMCP Nhà nước. Trong số ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước chỉ có MB là có hệ số chứng khốn thanh khoản là cao nhất. Hệ số này của ACB, EAB và Eximbank thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đưa ra của các chuyên gia và hệ số này đã được các ngân hàng cải thiện trong trong 06 tháng 2013.

Nắm giữ nhiều chứng khốn có tính thanh khoản tốt, đảm bảo cho hoạt động thanh khoản các ngân hàng TMCP Nhà nước, các ngân hàng chủ động được dịng tiền để thanh tốn cho các khoản nợ đến hạn, hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng gặp khó khăn hơn trong vấn đề thanh khoản, rủi ro thanh khoản cao hơn.

Biểu đồ 2.4: Chỉ số chứng khốn thanh khoản bình qn theo nhóm ngân hàng

Dựa vào biểu đồ ta thấy hệ số chứng khốn thanh khoản bình qn của các ngân hàng nhóm 1 từ năm 2008 đến 2010 cao hơn nhiều so với các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3, hệ số H3 của các ngân hàng nhóm 2 cao hơn so với các ngân hàng nhóm 3 cho thấy các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 gặp rủi ro thanh khoản nhiều hơn ngân hàng nhóm 1 và ngân hàng nhóm 3 gặp rủi ro thanh khoản nhiều hơn ngân hàng nhóm 2.

Từ năm 2011 cho đến nay, các ngân hàng nhóm 3 đã cải thiện chỉ số H3, khả năng thanh khoản của các ngân hàng nhóm 3 được cải thiện, tỷ lệ nắm giữ các chứng khoản thanh khoản cao của các ngân hàng này cao hơn các ngân hàng nhóm 2, tuy nhiên hệ số này của các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 vẫn thấp hơn các ngân hàng nhóm 1. Đồng thời hệ số chứng khoản thanh khoản của các ngân hàng nhóm 1 duy trì ở một tỷ lệ ổn định, ít biến động hơn các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3.

Qua đó ta thấy được các ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước dễ gặp rủi ro thanh khoản hơn và rủi ro thanh khoản cao hơn các ngân hàng TMCP Nhà nước, đặt biệt là các ngân hàng nhóm 3.

2.3.4 Chỉ số năng lực cho vay (H4)

H4 = Tổng dư nợ/ Tổng tài sản Có

Chỉ số này phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Dư nợ càng cao, lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng càng nhiều, đồng thời rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng lớn.

Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cho vay của các ngân hàng (H4)

STT NGÂN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 06 THÁNG 2013 I NHÓM 1 1 BIDV 63,6% 67,8% 68,0% 71,0% 68,9% 68,6% 2 Vietinbank 61,3% 66,3% 62,9% 63,1% 65,5% 63,0% 3 Vietcombank 48,9% 53,6% 55,7% 55,7% 56,9% 53,1% 4 MHB 45,2% 49,7% 43,7% 47,9% 63,7% -

II NHÓM 2 1 ACB 32,9% 36,8% 42,2% 36,2% 57,5% 64,4% 2 EAB 72,9% 80,0% 67,8% 66,1% 71,8% 72,3% 3 Eximbank 43,2% 58,1% 47,1% 40,3% 43,7% 51,0% 4 MB 34,9% 42,2% 43,8% 41,7% 41,7% 44,9% 5 VIB 56,4% 47,9% 44,0% 44,2% 51,8% 48,6% III NHÓM 3 1 ABB 47,9% 48,0% 51,7% 47,2% 39,9% - 2 MDB 66,9% 93,6% 15,5% 30,7% 42,4% 51,7% 3 NamAbank 63,3% 45,6% 36,2% 32,5% 42,2% 44,4%

Nguồn: Tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Chỉ số năng lực cho vay của các ngân hàng TMCP được khảo sát tăng qua các năm gần đây. Chỉ số này ngày càng tăng là do các ngân hàng đều chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng, vì tín dụng là kênh đem lại lợi nhuận nhiều nhất, nhưng rủi ro cũng cao nhất.

Theo các chuyên gia ngân hàng, chỉ số này chỉ nên đạt trong tầm 30% và phải ln được kiểm sốt thì khả năng rơi vào rủi ro của các ngân hàng thương mại mới có thể hạn chế được. Như vậy, chỉ số H4 của các ngân hàng TMCP Việt Nam cao (H4 > 30%) cho thấy các ngân hàng TMCP đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vấn đề thanh khoản, đặc biệt là rủi ro thanh khoản có thể xảy ra nếu các ngân hàng TMCP khơng được kiểm sốt chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước.

Các ngân hàng nhóm 1 có quy mơ lớn do đó chỉ H4 của các ngân hàng này cao hơn và ổn định hơn so với các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3, điển hình BIDV hệ số này bình quân là 68%, vietinbank là 63%, MHB có quy mơ nhỏ tương đương đương với các ngân hàng nhóm 2, nhóm 3 do đó H4 bình quân đạt 45% tương đương với hệ số này của ABB, VIB, MB.

Chỉ số này cao cho thấy các ngân hàng TMCP dễ gặp phải rủi ro lãi suất và rủi ro về kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng.

2.3.5 Chỉ số Tổng dƣ nợ/ Tiền gửi khách hàng (H5)

Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ càng thấp tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng.

Bảng 2.7: Tổng dƣ nợ/ Tiền gửi khách hàng (H5) STT NGÂN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 06 THÁNG 2013 I NHÓM 1 1 BIDV 91,1% 99,6% 91,2% 104,3% 97,5% 94,0% 2 Vietinbank 90,9% 98,9% 96,0% 87,6% 85,4% 84,8% 3 Vietcombank 59,2% 65,9% 64,8% 74,2% 74,1% 66,7% 4 MHB 60,1% 68,1% 62,5% 63,2% 95,0% - II NHÓM 2 1 ACB 46,7% 63,5% 64,0% 57,5% 75,3% 74,1% 2 EAB 95,0% 80,0% 108,4% 107,7% 94,2% 86,2% 3 Eximbank 64,3% 92,0% 68,9% 62,0% 72,1% 76,3% 4 MB 43,4% 56,4% 58,1% 49,9% 49,3% 51,6% 5 VIB 61,7% 57,3% 62,0% 60,4% 79,0% 82,4% III NHÓM 3 1 ABB 73,9% 60,7% 65,8% 66,2% 56,4% - 2 MDB 94,3% 280,3% 20,2% 63,4% 141,2% 206,2% 3 NamAbank 83,4% 63,1% 54,2% 51,6% 72,6% 60,7%

Nguồn: Tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Chỉ số H5 cho biết ngân hàng đã cho vay bao nhiêu đồng trên một đồng tiền gửi của khách hàng. Dựa vào bảng tính ở trên, đa số các ngân hàng đều cho vay thấp hơn một đồng tiền gửi của khách hàng, chỉ có BIDV năm 2011, EAB năm 2010, 2011, MDB năm 2012, 06 tháng 2013 cho vay vượt một đồng tiền gửi. Tỷ lệ cho vay vượt của MDB là cao nhất so với các ngân hàng (206,2%).

Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động khơng được vượt quá 80%, đến nay các ngân hàng khơng cịn bị ràng buộc bởi tỷ lệ này, thông tư 22/2010/TT- NHNN ngày 30/08/2011 đã bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của các

ngân hàng nhằm tạo sự luân chuyển và điều hòa vốn giữa thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn huy động từ các tổ chức và dân cư, giữa ngân hàng thừa và ngân hàng thiếu vốn, giúp các ngân hàng thiếu vốn có điều kiện tăng trưởng tín dụng.

Biểu đồ 2.5: Tổng dƣ nợ/ Tiền gửi khách (H5) hàng bình qn của các nhóm ngân hàng

Nguồn: Tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Đối với các ngân hàng nhóm 1 (ngân hàng TMCP Nhà nước) chỉ số H5 ít biến động qua các năm, và duy trì ở mức cao hơn các ngân hàng TMCP khác, đều này cũng cho thấy được các ngân hàng TMCP Nhà nước có tốt độ tăng trưởng tín dụng tốt, ổn định, nguồn vốn của ngân hàng đến được với khách hàng. Các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 (ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước), chỉ số này có nhiều biến động, khơng ổn định; một số ngân hàng có chỉ số này q an tồn (bình qn 50%), số khác lại có chỉ số này quá lớn (lớn hơn 100%) đặt biệt là các ngân hàng nhóm 3. Điều đó cho thấy nguồn vốn huy động của các ngân hàng nhóm 3 khơng ổn định, các ngân hàng không chủ động được nguồn vốn để cấp tín dụng cho khách hàng hoặc nguồn vốn không đến được với khách hàng.

Các ngân hàng nhóm 2 có hệ số này tăng trưởng và ổn định qua các năm, tuy nhiên hệ số này thấp hơn các ngân hàng nhóm 1 và H5 < 80%, cho thấy các ngân hàng này

hoạt động thật sự chưa hiệu quả bằng các ngân hàng nhóm 1, tỷ lệ cho vay cịn thấp so với nguồn vốn huy động, tạo áp lực thanh toán tiền lãi huy động cho các ngân hàng này.

Tóm lại, hệ số H5 cho thấy các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 gặp khó khăn trong việc huy động và cấp tín dụng cho khách hàng nhiều hơn các ngân hàng nhóm 1, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nhóm 3 cao hơn so với các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2.

2.3.6 Chỉ số Tiền vay/ Tổng tài sản Có (H6)

H6 phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ này càng cao, có nghĩa là ngân hàng đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn hơn nguồn vốn dài hạn để cấp tín dụng. Ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản nếu như hiện tại ngân hàng chủ yếu vay vốn trên thị trường liên ngân hàng để cấp tín dụng cho khách hàng.

Bảng 2.8: Tiền vay/ Tổng tài sản Có (H6)

STT NGÂN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 06 THÁNG 2013 I NHÓM 1 1 BIDV 3,0% 4,7% 7,4% 8,5% 6,5% 6,5% 2 Vietinbank 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 3 Vietcombank 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 4 MHB 0,0% 0,0% 0,0% 1,0% 14,3% - II NHÓM 2 1 ACB 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 2,5% 1,4% 2 EAB 0,0% 0,5% 1,2% 2,4% 5,5% 3,1% 3 Eximbank 0,0% 0,0% 1,5% 3,4% 15,0% 18,1% 4 MB 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 5 VIB 0,2% 0,0% 1,1% 2,0% 11,5% 20,7% III NHÓM 3 1 ABB 0,0% 1,3% 0,0% 0,2% 6,9% - 2 MDB 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 21,8% 17,1% 3 NamAbank 0,0% 0,0% 0,0% 0,8% 9,2% 6,7%

Như đã phân tích ở trên, khi ngân hàng khơng chủ động được nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức thì sẽ huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng để cung cấp tín dụng của khách hàng và các nhu cầu phát sinh khác của ngân hàng. Các ngân hàng nhóm 1 huy động được lượng vốn lớn từ khu vực dân cư và các tổ chức nên vay vốn rất ít, hoặc khơng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, vốn vay chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng tài sản (chỉ có BIDV và MHB vay vốn trên thị trường liên ngân hàng).

Đối với các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3, nguồn vốn huy động từ khu dân cư và các tổ chức ít, kém ổn định, do đó phải thường xuyên vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Một số ngân hàng có chỉ số H6 rất lớn trong năm 2012 và 06 tháng 2013 như Eximbank (lớn hơn 18%), MDB (lớn hơn 17%), VIB (lớn hơn 20%), cho thấy hoạt động của các ngân hàng này kém hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản cao.

Biểu đồ 2.6: Tiền vay/ Tổng tài sản Có (H6) bình qn của các nhóm ngân hàng

Nguồn: Tính tốn từ BCTC của các ngân hàng

Dựa vào biểu đồ cho thấy chênh lệch chỉ số H6 giữa ba nhóm ngân hàng rất lớn trong những năm gần đây. Từ năm 2012 các ngân hàng nhóm 1 đi vay với tỷ lệ thấp, ngân hàng có nguồn vốn ổn định để cấp tín dụng cho khách hàng, các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 chủ yếu sử dụng vốn ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn

của mình, nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của ngân hàng, các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 vay vốn liên ngân hàng rất lớn, tỷ lệ này đặt biệt cao đối với các ngân hàng nhóm 3.

Qua đó có thể đánh giá được các ngân hàng TMCP Nhà nước ít chịu áp lực về vốn, rủi ro thanh khoản ít hơn các ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước, các ngân hàng nhóm 3 thật sự khó khăn về thanh khoản, rủi ro thanh khoản cao.

2.3.7 Chỉ số cơ cấu tiền gửi (H7)

H7 = Tiền gửi không kỳ hạn/ Tiền gửi có kỳ hạn

H7 phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao và ngược lại. Tuy nhiên trong thực tiễn kinh doanh, các ngân hàng ln muốn có một chỉ số cơ cấu tiền gửi cao (tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn nhất định so với tiền gửi có kỳ hạn) để có thể có mức giá vốn huy động đầu vào bình quân thấp nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 56)