Lãi suất huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 44 - 46)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân

2.2.2 Lãi suất huy động

Cũng tương tự tình trạng cho vay, tình hình huy động vốn liên tục gặp khó khăn do sự biến động của lãi suất. Cuối năm 2010 lãi suất huy động lên mức cao kỷ lục 18%. Tuy nhiên thời điểm này thanh khoản của các ngân hàng cũng rất căng thẳng. Mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng lượng huy động không tăng mấy, người dân chỉ rút tiền từ ngân hàng này gửi sang ngân hàng khác làm cho thanh khoản của ngân hàng càng bất ổn. Sang năm 2012, 2013 lãi suất huy động giảm liên tục. Lãi suất điều chỉnh từ 14% xuống còn 13% ngày 13/03/2012, 12% ngày 11/04/2012, 11% này 28/05/2012 và ngày 11/06/2012 xuống 9%, 8% và 7% (tháng 06/2013) đối với kỳ hạn dưới 1 năm. Mặc dù ngân hàng Nhà nước kiềm lãi suất huy động làm cho tổng huy động không tăng nhưng vài ngân hàng lại thừa thanh khoản. Nguyên nhân là do có huy động nhưng lại khơng thể cho vay.

Những cuộc đua lãi suất diễn ra trong giai đoạn 2008 – 2011 cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại căng thẳng đã ảnh hưởng xấu đến thị trường tiền tệ và các doanh nghiệp. Đầu năm 2008, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các loại lãi suất chủ chốt, phát hành tín phiếu bắt buộc do đó làm tăng nhu cầu về tiền mặt đối với các ngân hàng thương mại. Để đảm bảo khả năng thanh khoản các ngân hàng thương mại đã phải liên tục tăng mức lãi suất tiền gửi để huy động vốn. Trong năm 2008 lãi suất huy động tăng mạnh, nhiều ngân hàng đã công bố lãi suất huy động ở mức 18% – 20%/năm. Cuộc đua lãi suất tiếp theo xảy ra vào năm 2010, do lạm phát đã tăng đến 9,58% vào tháng 11/2010 buộc ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Để hạn chế việc các ngân hàng thương mại

đua tăng lãi suất, ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng ký kết đồng thuận áp dụng lãi suất ở mức 12% vào tháng 11/2010 và tăng lên 14%/năm vào tháng 12/2010. Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng thương mại vẫn đua tăng lãi suất huy động cao hơn mức lãi suất đồng thuận (Trí Dũng, 2010).

Để chấm dứt tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất năm 2011, ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động bằng VND áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 14%/năm. Mức lãi suất quy định thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường trước đó nên các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì các khoản tiền gửi của khách hàng, dẫn đến việc quy định trần lãi suất đã không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Nhiều ngân hàng thương mại đã dùng các biện pháp trả thưởng, khuyến mãi… để tăng lãi suất cho khách hàng, chi phí huy động tiền gửi thực tế cao hơn nhiều so với trần lãi suất quy định. Sau một thời gian áp dụng, ngân hàng Nhà nước đã phải sử dụng các biện pháp mạnh để chấn chỉnh việc thực hiện trần lãi suất tại các ngân hàng thương mại. Chỉ thị 02/CT-NHNN và Thông tư 30/2011/TT-NHNN của ngân hàng Nhà nước ban hành sau 06 tháng quy định áp dụng trần lãi suất đã yêu cầu các ngân hàng thương mại chấn chỉnh lại mức lãi suất về 14% đồng thời kiểm tra việc thực hiện tại các ngân hàng thương mại và kiên quyết xử lý các vi phạm vượt trần lãi suất. Thực tế, một số ngân hàng vẫn huy động vượt trần lãi suất quy định do vốn huy động có xu hướng chuyển đến những ngân hàng thương mại lớn hơn làm cho việc đảm bảo thanh khoản đặc biệt khó khăn đối với các ngân hàng thương mại có quy mơ và mạng lưới nhỏ. Sang năm 2012 trần lãi suất huy động giảm từ 14% xuống 12% và giảm mạnh trong năm 2013 (Lê Thị Duy Mỹ, 2012).

Những cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn trong các năm 2008, 2010 và 2011 là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng thương mại phải huy động vốn bằng mọi cách để bù đắp thiếu hụt về thanh khoản, một số ngân hàng quản lý thanh khoản khơng tốt, khơng đối phó được với những thay đổi của chính sách do đó dẫn đến sự căng thẳng về thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 44 - 46)