Tốc độ tăng vốn điều lệ của các ngân hàng so với năm 2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 53)

STT NGÂN HÀNG NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 30/06/2013 I NHÓM 1 1 BIDV 19,9% 66,7% 47,9% 162,8% 162,8% 2 Vietinbank 45,8% 96,6% 162,1% 239,7% 323,2% 3 Vietcombank 0,0% 9,3% 62,8% 91,5% 91,5% 4 MHB 0,8% 265,9% 74,7% 84,4% 76,0% II NHÓM 2 1 ACB 23% 39% 32% 32% 32% 2 EAB 18% 56% 56% 74% 74% 3 Eximbank 22% 46% 71% 71% 71% 4 MB 56% 115% 115% 194% 213% 5 VIB 20% 100% 113% 113% 113% III NHÓM 3 1 ABB 29% 42% 55% 55% 77% 2 MDB 100% 500% 650% 650% 650% 3 NamAbank 0% 60% 139% 139% 139%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng

Đối với các ngân hàng thuộc nhóm 1, đây là các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước, vốn điều lệ từ ban đầu rất lớn, do đó áp lực tăng vốn điều lệ khơng cao, chỉ có MHB phải tăng vốn điều lệ năm 2010 lên 3.000 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng này tăng vốn điều lệ rất nhanh trong từ năm 2010 để nâng cao năng lực hoạt động của mình, đảm bảo cho tính thanh khoản của ngân hàng, làm giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Vốn điều lệ của các ngân hàng tăng mạnh là do việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước từ năm 2008 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, làm cho vốn điều lệ tăng mạnh. Đến thời điểm 30/06/2013 vốn điều lệ của BIDV tăng 162%, Vietinbank tăng 323%, Vietcombank tăng 91% và MHB tăng 76% so với 2008.

Các ngân hàng TMCP thuộc nhóm 2 và nhóm 3, vốn điều lệ thấp hơn, áp lực tăng vốn điều lệ cao hơn so với các ngân hàng nhóm 1, đặt biệt MDB vốn điều lệ thấp, năm 2009 vốn điều lệ của MDB chỉ 500 tỷ đồng, đo đó áp lực tăng vốn rất lớn để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng Nhà nước. Đồng thời chênh lệch trong tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này khơng cao bằng các ngân hàng nhóm 1.

Vốn điều lệ của các ngân hàng nhóm 1 cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng thuốc nhóm 2 và nhóm 3, điển hình vốn điều lệ của Vietinbank thời điểm 30/06/2013 là 32.000 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần vốn điều lệ của NamAbank, và hơn 3 lần vốn điều lệ của các ngân hàng lớn thuộc nhóm 2 như ACB, Eximbank, MB. Vốn điều lệ lớn góp phần đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng quy mơ hoạt động, tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Đồng thời vốn điều lệ lớn làm cho hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng lớn, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Từ trước năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng Việt Nam theo quy định tối thiểu là 8%. Ngày 20/05/2010 ngân hàng Nhà nước đã ra thông tư số 13/2010/TTNHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, theo đó tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các ngân hàng được quy định tăng lên tối thiểu là 9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)