3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH
3.2.3. Các giải pháp về nguồn vốn và quản trị tài sản nợ tài sản có
3.2.3.1. Về vốn điều lệ
Vốn điều lệ hiện tại của BIDC.HCM là 15 triệu dollar Mỹ, vừa đúng bằng mức vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN Việt Nam đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, mức vốn này vẫn còn rất thấp so với nhu cầu phát triển của BIDC.HCM (đầu
tư mua sắm tài sản cố định, đầu tư công nghệ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay
lớn…) cũng như sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Mặc dù hiện tại hệ số an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng đang ở mức khá tốt (trên 15%) nhưng về lâu dài, khi tổng tài sản của ngân hàng tăng lên, vốn được cấp ban đầu (15 triệu USD) sẽ khơng cịn là tấm đệm vốn tốt để chống đỡ rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao
năng lực tài chính nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của hệ thống và nâng cao
tính cạnh tranh, BIDC.HCM cần có kế hoạch tăng vốn điều lệ để đáp ứng với tình hình phát triển trong tương lai.
3.2.3.2. Về hoạt động quản trị tài sản Nợ và tài sản Có
Về quản trị tài sản Nợ
Thứ nhất, tăng cường huy động vốn tổ chức và cá nhân có kỳ hạn dài và ổn
định. Trong cơ cấu tài sản Nợ của BIDC.HCM thì tiền gửi của khách hàng (bao gồm
khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế) là nguồn vốn quan trọng có chi phí thấp.Phân tích các chỉ số thanh khoản cho thấy, mặc dù BIDC.HCM có cơ cấu tiền gửi khơng kỳ hạn/có kỳ hạn (trên 90%) ở mức khá tốt, nhưng tỷ lệ thì huy động vốn liên ngân hàng trên tổng vốn huy động của BIDC.HCM cũng khá cao (trung bình trên 60%) .Do đó, trong bối cảnh chi phí đi vay từ TCTD ngày càng tăng cao thì ngân hàng cần có kế
hoạch huy động vốn cụ thể, trong đó chú trọng các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài và
mang tính ổn định. Ngân hàng cần có nhiều loại hình tiền gửi linh hoạt, nhiều chương trình khuyến mãiđể có thể thu hút được khách hàng.
Thứ hai, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn trên thị trường liên ngân
hàng. Mặc dù hiện tại, thanh khoản của BIDC.HCM vẫn ở trong tầm kiểm soát tốt nhưng BIDC.HCM vẫn dựa quá nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng (trong đó chủ yếu là từ BIDV). Do đó, về lâu dài, thanh khoản của ngân hàng sẽ đối
mặt với nhiều khó khăn nếu BIDV không hỗ trợ hoặc giảm bớt nguồn hỗ trợ này. Hơn nữa, khi thanh khoản của ngân hàng gặp vấn đề, thị trường giảm niềm tin đối với ngân hàng thì ngân hàng khơng thể vay các khoản vay mới và cũng khơng được phép tuần hồn các khoản vay cũ. Khi đó, ngân hàng sẽ khơng có nguồn cung để đáp ứng cho
nhu cầu chi trả các khoản nợ đến hạn cũng như gặp khó khăn trong việc huy động các khoản tiền gửi mới từ khách hàng.
Về quản trị tài sản Có
Thứ nhất, tăng cường đầu tư vào tài sản có tính thanh khoản cao.Trong cơ
cấu tài sản có từ năm 2009 đến 2011, BIDC.HCM chưa có dự trữ bằng công cụ GTCG thanh khoản. Đến 2012, BIDC.HCM có 10 tỷ đồng trái phiếu kho bạc nhà nước, chứng
tỏ dự trữ thanh khoản của ngân hàng vẫn chưa đa dạng ngoài tiền mặt và tiền gửi thanh tốn tại NHNN và các TCTD khác. Do đó, về dài hạn, ngân hàng cần tăng cường đầu
tư vào những giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao để vừa đảm bảo dự trữ thanh
khoản, vừa đảm bảo một mức sinh lợi phù hợp.
Ngoài ra, ngân hàng nên giảm bớt tỷ trọng cấp tín dụng trên tổng tài sản có vì
đây là khoản mục có tính thanh khoản thấp và rủi ro ở mức cao. Ngân hàng nên mở
rộng đầu tư hơn nữa sang các lĩnh vực khác thay vì lĩnh vực truyền thống là tín dụng. Việc chuyển đổi tài sản có tính thanh khoản thấp sang đầu tư tài sản có tính thanh khoản cao sẽ cải thiện đáng kể khả năng thanh khoản của Ngân hàng.
Thứ hai, cân đối kỳ hạn khi cung cấp tín dụng. Trong cơ cấu tiền gửi của ngân
hàng, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ
yếu. Tuy nhiên, trong cơ cấu các khoản cho vay của ngân hàng, các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng chiếm một tỷ trọng đáng kể. (Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn của BIDC.HCM đạt cao nhất trong năm 2010 với 27.15% tổng dư nợ). Thực tế cho thấy, một số ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về thanh khoản vì ngân hàng đã
cung cấp các khoản cho vay trung dài hạn quá lớn, trong khi các khoản huy động của
ngân hàng đó chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Do đó, để kiểm sốt hơn nữa rủi ro thanh khoản,
BIDC.HCM cần cân đối kỳ hạn hợp lý khi cung cấp tín dụng.
Thứ ba, tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng. Bên cạnh việc cân đối kỳ hạn hợp lý khi cung cấp các khoản cho vay, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Một ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt sẽ giảm bớt gánh nặng về thanh khoản. Hiện tại, chất lượng hoạt động tín dụng của BIDC.HCM vẫn
được kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối năm 2012, nợ xấu của ngân hàng đã
bắt đầu xuất hiện và có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, ngân hàng cần phải tăng
cường hơn nữa việc kiểm sốt rủi ro tín dụng, bao gồm việc thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và quy định của BIDC Hội Sở về tín dụng như quy định về giới hạn cho vay đối với khách hàng, về trích lập dự phịng rủi ro cũng
như việc thường xun kiểm tra, rà sốt chất lượng tín dụng, đơng thời có phương án
xử lý triệt để các khoản tín dụng có dấu hiệu xấu.