CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thiết kế nghiên cứu
3.3.1. Đối tượng khảo sát
Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã chọn các chuyên gia là các cán bộ
quản lý, chuyên viên công tác ở bộ phận quản trị nguồn nhân lực của công ty làm
đối tượng để tiến hành thảo luận nhóm. Việc lựa chọn này nhằm mục đích đảm
bảo cơ sở lý luận của việc khảo sát thông qua tham khảo ý kiến của chuyên gia là các cán bộ quản lý và đảm bảo khảo sát phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty.
Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, đối tượng khảo sát chính là người lao động làm việc tại công ty sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam.
3.3.2. Cách thức khảo sát
Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhân viên công ty về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của nhân viên thông qua trả lời bản câu hỏi chi tiết. Tác giả đã trao đổi trực tiếp với nhân viên được
phỏng vấn về mục đích của nghiên cứu và hướng dẫn cách trả lời cũng như giải thích những điểm nhân viên thắc mắc về bản câu hỏi.
22
3.3.3. Quy mô và cách thức chọn mẫu
Tác giả đã mời 6 chuyên gia là các các cán bộ quản lý và chuyên viên nhân sự tham gia thảo luận nhóm trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ.
Trong nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện
để lựa chọn mẫu điều tra. Đám đông mục tiêu là tất cả nhân viên đang làm việc tại
cơng ty sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam. Theo một số nhà nghiên cứu số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), các thang đo trong nghiên cứu của tác giả có tổng cộng 32 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu nghiên cứu cần có khoảng 160 mẫu. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1. Để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, tác giả lựa chọn kích thước mẫu là
240 nhân viên.