CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
3.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Phân tích hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ những biến không phù hợp. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item- total correlation) nhỏ hơn 0.3 thì khơng đạt yêu cầu và thành phần thang đo có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 thì phải xem xét việc chấp nhận biến đó theo
nghiên cứu của Nunally & Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011).
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhằm mục đích kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Các biến có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại bỏ vì nó khơng đo lường cho khái niệm cần nghiên cứu theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 403). Sử dụng
phương pháp trích nhân tố, phép quay Varimax, chọn số lượng nhân tố theo tiêu
chí eigenvalue. Thang đo được chấp nhận khi có tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
3.2.3. Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ
Dùng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Person để kiểm định mối
quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. Giá trị của hệ số tương quan r có giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1. Nếu r <0
21
thể hiện quan hệ ngược chiều (nghịch biến). Nếu r>0 thể hiện mối quan hệ cùng
chiều (đồng biến). Giá trị r=0 thể hiện hai biến khơng có quan hệ tuyến tính.
│r│ 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt │r│ 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu
Mức ý nghĩa của hệ số tương quan:
Sig < 5%: mối tương quan khá chặt chẽ
Sig < 1%: mối tương quan rất chặt chẽ
Sig > 5%: khơng có mối tương quan
Phân tích hồi quy được thực hiện theo phương pháp hồi quy tổng thể các biến
(phương pháp Enter) bằng phần mềm SPSS 11.5 để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến độc lập với biến phụ thuộc.