1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Việc xác định nguyên nhân dẫn đến RRTD của các ngân hàng trên thế giới cũng là bài học kinh nghiệm để các NHTM có thể đưa ra biện pháp quản trị RRTD hợp lý và hiệu quả. Qua nghiên cứu thị trường tín dụng tại Trung Quốc cho thấy, nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:
- Dư nợ tín dụng tăng q nhanh trong khi trình độ chuyên môn của CBTD chưa đạt tiêu chuẩn.
- Cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng - là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.
- Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn.
- Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao.
- Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình.
- Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả.
- Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra…
khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
- Khơng thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay.
- Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
Từ một trong nhiều nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để xây dựng các giải pháp quản trị RRTD nhằm hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra RRTD.
1.3.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan
Mặc dù có bề dày hoạt động, nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Nhiều cơng ty tài chính và NHTM bị phá sản và buộc phải sáp nhập. Trước tình hình đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại tồn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Đi đôi với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, xác định khách hàng mục tiêu… một loạt các thay đổi căn bản trong hoạt động tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để:
- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay, điển hình tại Bangkok Bank. Trước đây, các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng chỉ là một, nay đã tách hẳn thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận thẩm định phải có báo cáo thẩm định tín dụng gồm: chiến lược và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro… Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan trong q trình thực thi cấp tín dụng.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng. Trước đây, rất nhiều ngân hàng Thái Lan khơng tn thủ nghiêm ngặt các
ngun tắc tín dụng trong quá trình cho vay, chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo, khơng quan tâm đến dịng tiền của khách hàng. Vì thế, hậu quả là nợ xấu có lúc lên đến 40% (1997-1998). Nhưng hiện nay, các ngân hàng khơng chỉ triệt để chấp hành ngun tắc tín dụng mà cịn quan tâm nhiều đến các thơng tin của khách hàng, coi trọng đến chu chuyển dòng tiền và việc thu hồi vốn.
- Tiến hành chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay.
- Tuân thủ thẩm quyền phê duyệt tín dụng.
- Coi trọng việc giám sát khoản vay sau khi cho bằng cách tiếp tục thu thập thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.
- Coi trọng việc nâng cao trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho CBTD.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, đề tài đã đưa ra những nội dung cơ bản về RRTD và quản trị RRTD. Trong đó, thực hiện phân loại rủi ro; phân tích đặc điểm của RRTD cũng như các mối liên hệ với những rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nêu bật những tác động ảnh hưởng của RRTD đối với ngân hàng, từ đó cho thấy được sự cần thiết phải quản trị RRTD cũng như có được những cơ sở lý luận làm nền cho việc tổ chức, thực hiện quản trị RRTD đạt hiệu quả cao nhất. Tác giả cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB BD trong chương tiếp theo. Cũng trong chương 1, đề tài đưa ra nhận thức chung nhất về kinh nghiệm quản trị RRTD trong một số NHTM nhằm rút ra những bài học và đề ra những giải pháp thực hiện tốt mục tiêu mà đề tài đưa ra.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH
BÌNH DƯƠNG