Nguyên nhân của những hạn chế về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chinh nhánh bình dương (Trang 60 - 65)

2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương

- Việc tn thủ chính sách tín dụng chưa triệt để

VIB BD đặt ra chính sách tín dụng với mục tiêu lợi nhuận và an toàn. Tuy nhiên, việc đảm bảo hai yếu tố trên cùng lúc ln là bài tốn khó trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vì thế trong một vài trường hợp chưa áp dụng triệt để chính sách tín dụng như: chưa phân tích kỹ thơng tin tài chính của khách hàng, bỏ qua một số bước trong quy trình thẩm định hồ sơ vay, giải ngân khi hồ sơ vay của khách hàng chưa được bổ sung đầy đủ yêu cầu.

Bên cạnh đó, ngân hàng quá chú trọng vào tài sản đảm bảo nợ vay, xem như đây là một giải pháp an toàn khi cho vay. Tài sản đảm bảo là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên, VIB BD thực hiện việc đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những tài sản chưa được làm thường xun, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ định giá lại giá trị tài sản đảm bảo để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Ngồi ra, trong q trình quyết định cấp tín dụng thì VIB BD cũng ưu tiên xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo mặc dù các điều kiện cho vay chưa đáp ứng đúng và đầy đủ.

- Chất lượng thơng tin trong phân tích tín dụng cịn kém

Thơng tin trong phân tích tín dụng chủ yếu lấy từ Trung tâm thơng tin tín dụng, từ báo cáo tài chính của khách hàng, các nguồn thơng tin khơng chính thức và

Internet. Các nguồn thơng tin trên khơng được đảm bảo chính xác và chưa có cơ sở tin cậy. Trên thực tế, các thơng tin về khách hàng như năng lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất, thơng tin về năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa có cơ sở tin cậy, các thơng tin hỗ trợ trong việc thẩm định dự án, công nghệ máy móc thiết bị, tài sản đảm bảo cũng rất khó khăn để tìm kiếm. Chất lượng thơng tin kém đã gây khơng ít khó khăn trong cơng tác thẩm định khách hàng và dự án của họ, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng thể hiện ở các mặt sau:

+ Trong vấn đề kiểm tốn báo cáo tài chính thì số liệu kiểm tốn cịn nhiều mâu thuẫn, độ tin cậy của báo cáo tài chính do khách hàng lập là khơng cao nên việc sử dụng báo cáo tài chính để chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ trong việc ra quyết định tín dụng, giám sát khách hàng là khơng chính xác, dẫn đến những chọn lựa ngược gây ra rủi ro cho ngân hàng.

+ Trong quy định xếp loại khách hàng vay vốn của NHNN cũng như theo quy trình tín dụng của VIB BD thì cán bộ tín dụng phải đánh giá được năng lực quản trị của giám đốc doanh nghiệp nhưng thực tế thông tin từ CIC chủ yếu là liệt kê bằng cấp của nhà quản trị mà chưa có sự phân tích đánh giá cụ thể. Với nguồn thơng tin đầu vào như vậy, rõ ràng thông tin về năng lực quản trị của khách hàng là không đầy đủ và thiếu chất lượng, không đánh giá đúng thực chất năng lực quản trị điều hành của khách hàng.

+ Ngoài ra, VIB BD cũng chưa chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống thu thập thơng tin nhất là trong môi trường thông tin vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay. Chính vì thế, trong việc thẩm định, đánh giá dự án vay trên nhiều phương diện như thị trường, kỹ thuật, cơng nghệ, tài chính, xã hội, cán bộ chưa thực hiện một cách đầy đủ, chỉ trình bày sơ lược về tính khả thi của dự án, thậm chí những thơng tin được sử dụng khi đánh giá đã lạc hậu và sai lệch, khơng có giá trị trong cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro.

Trong thời gian qua, các cuộc kiểm toán nội bộ của VIB BD được tổ chức định kỳ đã góp phần đảm bảo an tồn cho hoạt động cho vay của VIB BD, giúp cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện đúng quy định của pháp luật và các quy định nội bộ, từ đó ngăn ngừa được các sai phạm, các rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.

Tuy nhiên, có thể nói rằng,quản trị rủi ro tín dụng tại VIB BD hiện nay vẫn cịn hạn chế. Một trong các ngun nhân chính là kiểm toán nội bộ đối với nghiệp vụ cho vay vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng, còn nhiều khuyết điểm:

+ Phương pháp kiểm tra, kiểm toán đã lạc hậu so với yêu cầu mới: thực hiện kiểm toán theo phương pháp kiểm toán riêng lẻ. Thực hiện theo phương pháp này thì phải xem xét từng chứng từ riêng lẻ, từng khoản tín dụng cụ thể, gắn với trách nhiệm từng nhân viên cụ thể mà chưa phải là việc kiểm toán hệ thống để có cách nhìn tổng qt về quy trình.

+ Cơng tác kiểm tốn nội bộ VIB BD chưa thực sự tương xứng với vai trò, nhiệm vụ, còn rất khác xa với các chuẩn mực quốc tế: Các văn bản đều không phân biệt rõ các khái niệm kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát nội bộ, chưa cụ thể hóa nhiệm vụ, vị trí và quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm sốt nội bộ. Việc phân định khơng rõ ràng này dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế trong đó có ngun tắc rất quan trọng là đảm bảo tính độc lập.

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

Trên thực tế, để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định phương án vay vốn sản xuất đến khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thu thập thơng tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án phương án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm

định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về các phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất cho vay hay khơng, sau đó chuyển tồn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phịng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ, lãnh đạo phịng nghiệp vụ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thơng báo cho khách hàng. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khiếm khuyết, bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cán bơ tín dụng khơng phải lúc nào cũng có thể am hiểu hết được.

- Cơng tác giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả

Mặc dù VIB đã ban hành hàng loạt các quy trình, quy định về việc kiểm tra, giám sát vốn vay của khách hàng nhưng công tác giám sát chưa được hiệu quả thể hiện qua những yếu tố:

+ Sự sao lãng của CBTD trong việc kiểm tra vốn vay. Theo quy định tại VIB BD thì trong vịng 5 ngày sau khi giải ngân bằng tiền mặt, 10 ngày đối với hình thức chuyển khoản phải kiểm tra vốn vay nhưng trên thực tế CBTD không thực hiện đúng thời gian quy định này mà rất chủ quan, tin tưởng vào uy tín của khách hàng, khơng kiểm tra tình hình thực tế cũng như các mục đích sử dụng vốn nên khơng giám sát được khách hàng.

+ Việc kiểm tra sau khi giải ngân của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào ý thức và trách nhiệm của khách hàng trong việc tiếp tục tuân thủ các điều kiện tín dụng. Khách hàng có hành vi cố ý sử dụng vốn khơng đúng mục đích, điều này rất khó khăn cho CBTD trong việc kiểm tra vốn vay.

- Một số nguyên nhân khách quan

Chất lượng tín dụng của ngân hàng cịn bị ảnh hưởng từ phía khách hàng như năng lực quản lý còn hạn chế, vấn đề tài sản đảm bảo không rõ ràng, cung cấp báo cáo tài chính khơng trung thực, các số liệu chưa đủ độ tin cậy và phần nhiều mang tính chất đối phó, nhằm vay vốn dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, VIB BD cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng. Ngoài các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh cịn có rất nhiều quỹ tín dụng, các tổ chức tài chính tham gia vào hoạt động tín dụng làm cho thị phần khách hàng ngày càng thu nhỏ, nếu quy trình tín dụng q chặt chẽ, mất thời gian sẽ mất đi nhiều khách hàng tiềm năng nhưng ngược lại sẽ gây ra những rủi ro tín dụng tiềm ẩn cho ngân hàng.

Hành lang pháp lý không thuận lợi, các văn bản liên quan đến hoạt động ngân hàng chưa đồng bộ và chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.

Kết luận chương 2

Chương 2 của đề tài đã phân tích, đánh giá nêu bật thực trạng tín dụng và quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó, phân tích cụ thể tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 – 2012 của VIB BD, đánh giá các thành tựu cũng như đưa ra các mặt hạn chế; từ đó đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại VIB BD.

Chương 2 tập trung nghiên cứu quá trình quản trị RRTD tại VIB BD, làm rõ thực trạng quản trị RRTD cùng nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác quản trị RRTD tại VIB BD. Đồng thời, đánh giá được những mặt được và chưa được của quản trị rủi ro tại VIB BD - Làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH

BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chinh nhánh bình dương (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)