Phân tích dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chinh nhánh bình dương (Trang 39 - 41)

2.1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh

2.2.1.2. Phân tích dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Quốc doanh 239 43,22 201 38,21 35 11,86

Ngoài quốc doanh 314 56,78 325 61,79 260 88,14

Tổng cộng 553 100,00 526 100,00 295 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam CN Bình Dương

Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 so với 2010 Năm 2011 so với 2010

Giá trị % Giá trị %

Quốc doanh -38 -15,90 -166 -82,59

Ngoài quốc doanh 11 3,50 -65 -20,00

Tổng cộng -27 -4,88 -231 -43,92

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam CN Bình Dương

Trong những năm gần đây, dưới sự tác động tích cực của đường lối phát triển kinh tế đất nước, nhất là khi có luật doanh nghiệp ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý thơng thống và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế ngồi quốc doanh. Hàng loạt các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ra đời và hoạt động khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc

phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nắm giữ những ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế. Q trình cổ phần hóa các DNNN đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

Chính sách tín dụng hiện nay của tồn hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và VIB BD nói riêng đã từng bước thể hiện rõ sự bình đẳng của các thành phần kinh tế trong quan hệ tín dụng. Thành phần kinh tế quốc doanh từ trước tới nay được sự bảo hộ của nhà nước nên chưa năng động và thích ứng với thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Qua số liệu thống kê 3 năm 2010, 2011, 2012 cho thấy dư nợ cho vay các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh giảm từ 239 tỷ đồng năm 2010 xuống 201 tỷ đồng năm 2011 và giảm xuống còn 35 tỷ đồng năm 2012. Mặc dù VIB BD vẫn chú trọng đến các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp quốc doanh, vì cho vay các doanh nghiệp này có sự bảo lãnh của nhà nước nhưng các doanh nghiệp quốc doanh thường chậm đổi mới công nghệ và cơ chế quản lý, mẫu mã và chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao nên khó cạnh tranh với thành phần kinh tế khác. Điều này có thể dẫn tới việc các doanh nghiệp quốc doanh không thanh tốn được nợ vay và vì thế dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế này giảm xuống là điều dễ hiểu.

Tuy dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có giảm xuống về giá trị nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm sau lại cao hơn năm trước. Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 là 314 tỷ đồng, chiếm 56,78% tổng dư nợ cho vay; năm 2011 tăng lên 325 tỷ đồng, chiếm 61,79%, tăng 3,5% so với năm 2011; năm 2012 là 260 tỷ đồng, chiếm 88,14%, giảm 20% so với năm 2011.

Việc giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là một hướng đi đúng. Theo thống kê hiện nay, thành phần kinh tế ngồi quốc doanh đóng góp gần 70% GDP và ngày càng phát triển, còn thành phần kinh tế quốc doanh chỉ có khoảng 75% doanh nghiệp hoạt động có lãi. Rõ ràng, việc phân phối tín dụng cho các thành phần kinh tế phải căn cứ trên mức đóng góp vào GDP của mỗi thành phần kinh tế, tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chinh nhánh bình dương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)