Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chinh nhánh bình dương (Trang 57 - 60)

2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt

2.3.2 Những tồn tại hạn chế

- Định kỳ hạn nợ khơng chính xác

Một trong những biện pháp góp phần hạn chế nợ quá hạn là phải định kỳ hạn nợ và số tiền trả nợ mỗi kỳ hạn trả nợ cho khách hàng vay vốn khơng chính xác. Nếu CBTD khơng định kỳ hạn nợ chính xác, số tiền phải trả mỗi kỳ hạn khơng phù hợp với dịng lưu chuyển tiền tệ rịng của doanh nghiệp vay vốn thì sẽ đẩy khoản vay vào tình trạng nợ quá hạn. Thực tế tại VIB BD, việc định kỳ hạn nợ cho các khoản vay không được thực hiện một cách khoa học mà phần lớn là dựa trên quyết định mang tính chủ quan và phán đốn của CBTD. Chính vì thế đã phát sinh khơng ít trường hợp phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bên cạnh đó, việc xác định thời hạn của khoản cho vay rất cứng nhắc, khơng linh hoạt, gị ép thời hạn cho vay với tính chất nguồn vốn… VIB BD đưa ra nhiều sản phẩm tiền vay với những thời hạn và lãi suất định sẵn, khách hàng “phải” bị động chấp nhận những sản phẩm đó. Điều này nhiều lúc gây khó khăn cho khách hàng vay vốn và rủi ro cho chính bản thân ngân hàng. Chẳng hạn, một khoản cho vay có thời hạn 60 ngày, nhưng thực tế khách hàng cần sử dụng khoản vay đó trong 70 ngày, khi đến hạn trả nợ khách hàng sẽ khơng có đủ tiền trả nợ cho ngân hàng và buộc lòng phải xin ngân hàng gia hạn thêm 10 ngày nữa. Rõ ràng với cách xác định thời hạn cho vay như vậy, món vay đã chứa đựng rủi ro tiềm ẩn.

- VIB BD chưa có một cơ chế kiểm tra và giám sát khách hàng vay vốn ở nhiều ngân hàng

Ngày nay, một doanh nghiệp thường quan hệ vay vốn và mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau nên rất dễ xảy ra tình trạng đảo nợ, gây khó khăn cho quản trị RRTD của ngân hàng. Nhưng VIB BD vẫn chưa xây dựng được một quy chế kiểm tra và giám sát những doanh nghiệp đang vay vốn tại chi nhánh nhưng lại có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD khác. Do đó, VIB BD khơng thể kiểm soát chặt chẽ

các nguồn thu của khách hàng để đảm bảo khả năng thu nợ đầy đủ và đúng hạn vì khơng biết chắc chắn liệu doanh nghiệp có chuyển tiền về tài khoản mở tại chi nhánh không. VIB BD cũng không thường xun cập nhật các thơng tin về quan hệ tín dụng của các doanh nghiệp vay vốn, bao gồm các khoản vay tại các tổ chức tín dụng khác, thời hạn hồn trả các khoản vay đó, quan hệ giữa doanh nghiệp vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay có được tốt khơng.

- Cơng tác thu thập, lưu trữ thông tin về khách hàng vay vốn cịn mang tính tự phát, chưa khoa học.

Những thông tin về khách hàng vay vốn tại VIB BD vẫn chưa được tổ chức lưu trữ và khai thác một cách có hiệu quả. Hiện tại, việc lưu trữ thông tin về khách hàng vay vốn do CBTD thực hiện theo hình thức hồ sơ vay của nhân viên nào thì nhân viên đó lưu trữ, chứ chưa tổ chức lưu trữ một cách có hệ thống theo từng ngành nghề, lĩnh vực hay đối tượng khách hàng. Những thơng tin về doanh nghiệp ngồi bộ hồ sơ vay vốn (dữ liệu trên máy tính) cũng do từng CBTD phụ trách khoản vay tự thu thập, lưu trữ và xử lý theo cách riêng của mình mà khơng theo một quy trình cụ thể được áp dụng chung cho tất cả các CBTD. Như vậy, việc lưu trữ thông tin chưa giúp VIB BD tạo ra một kho dữ liệu về khách hàng vay vốn, để tất cả các CBTD có thể tiếp cận và khai thác nguồn thơng tin có giá trị trong q trình tác nghiệp.

- Hợp đồng tín dụng mẫu chưa thực sự chặt chẽ

Hiện nay, phòng pháp chế của VIB cũng đã cố gắng ban hành nhiều mẫu hợp đồng tín dụng theo từng đối tượng khách hàng, từng mục đích vay cụ thể và để quản trị RRTD, trong hợp đồng tín dụng mẫu được soạn sẵn có ràng buộc những điều khoản đối với doanh nghiệp vay vốn nhằm đảm bảo cho đồng vốn của ngân hàng quay về đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên, các mẫu hợp đồng tín dụng cũng chưa thật đầy đủ và chặt chẽ nhằm hạn chế tốt nhất RRTD cho ngân hàng. Những điều khoản ràng buộc doanh nghiệp vay vốn, đơi khi cịn thiếu hoặc chưa chặt chẽ, điều đó cũng đồng nghĩa với RRTD có thể xảy ra. Cụ thể, trong hợp đồng tín dụng chưa có

điều khoản ràng buộc doanh nghiệp vay vốn phải duy trì những chỉ số tài chính có lợi cho ngân hàng trong suốt thời gian tồn tại của khoản vay.

- Quyết định cho vay phụ thuộc nhiều vào yếu tố tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện để ngân hàng ra quyết định cho vay. Tài sản đảm bảo chỉ là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thứ nhất gặp rủi ro, vì thế nó khơng phải là yếu tố chính để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các NHTM nói chung và VIB BD nói riêng, tài sản đảm bảo là yếu tố hàng đầu để xem xét cho vay. Yếu tố dòng tiền trả nợ của khách hàng nhiều khi bị xem nhẹ, như vậy dễ dẫn đến RRTD cho ngân hàng. Mặt khác, việc thẩm định tài sản đảm bảo phụ thuộc nhiều vào trình độ của bộ phận thẩm định, nếu tốt sẽ góp phần hạn chế RRTD cho ngân hàng. Theo nguyên tắc, tài sản đảm bảo ln phải có giá trị lớn hơn giá trị khoản vay, nên sẽ hạn chế bớt được những người có ý muốn lừa đảo, có thói quen khơng muốn trả nợ cho ngân hàng, vì nếu làm như vậy họ sẽ bị thiệt. Tuy nhiên, năng lực thẩm định tài sản đảm bảo của nhân viên còn hạn chế nên dẫn đến trường hợp đánh giá sai giá trị tài sản đảm bảo, nhận những tài sản đảm bảo khơng đủ tiêu chuẩn, tính khả mại kém, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

- Phát hiện, theo dõi và xử lý nợ có vấn đề chưa thực sự hiệu quả: đây là một nội dung còn nhiều yếu kém, tồn tại cả về những nguyên nhân khách quan và chủ quan, biểu hiện như:

+ Cảnh báo rủi ro: VIB BD vẫn chưa xây dựng được các tiêu chí, các dấu hiệu cảnh báo RRTD. Do vậy, việc nhận thức những biểu hiện rủi ro chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của CBTD vốn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Thực trạng này dẫn đến trong nhiều trường hợp khi ngân hàng nhận thấy những rủi ro thì đã q muộn để có thể xử lý hiệu quả.

+ Quy trình hướng dẫn xử lý các khoản tín dụng có vấn đề: VIB BD vẫn chưa xây dựng được quy trình chuẩn giúp CBTD định hướng cơ bản trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy, hầu như trước những rủi ro, CBTD phụ trách chỉ đóng vai trị như là người nắm tình hình và thụ động báo cáo lãnh đạo.

+ Xử lý rủi ro: trong quy trình tín dụng hiện nay không một bộ phận nào chịu trách nhiệm chủ yếu, có đủ thẩm quyền và khả năng tổ chức theo dõi, xử lý các RRTD phát sinh.

+ Cuối cùng là xử lý tài sản cầm cố, thế chấp: các hỗ trợ pháp lý đối với ngân hàng khi thực hiện các quyền của mình trong việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp còn rất nhiều phức tạp. Thực tế đó làm cho việc thế chấp tài sản mất đi ý nghĩa như là một áp lực buộc khách hàng phải nỗ lực trong việc trả nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chinh nhánh bình dương (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)