phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương
2.2.3.1. Ngun nhân từ phía ngân hàng
- Quy trình tín dụng
Tập trung quá cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến việc giảm thấp điều kiện cung cấp tín dụng và nới lỏng kiểm sốt cho vay. Sự phối hợp giữa các phịng ban có liên quan cùng xử lý nghiệp vụ tín dụng đơi lúc cịn thiếu chặt chẽ. Trong quy trình cấp tín dụng, các phịng chức năng chưa có sự hỗ trợ và cung cấp thơng tin cho phịng Tín dụng.
+ Về mảng thơng tin, chưa có sự hỗ trợ từ phịng Nghiên cứu tổng hợp cũng như ý kiến đóng góp của phịng này nhằm hạn chế rủi to đến mức thấp nhất, vì phịng này tập trung những chuyên viên giỏi, có khả năng phân tích, tổng hợp và dự báo hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế.
+ Trong giai đoạn thẩm định khách hàng CBTD chịu trách nhiệm thẩm định, CBTD hầu như không thể thẩm định mọi khía cạnh của tài sản. Đây không phải là thế mạnh của CBTD mà là của phòng Quản lý và Khai thác tài sản. Nhưng trong thực tế, khơng có sự đóng góp ý kiến của Phòng này trong việc thẩm định tài sản đảm bảo.
Việc thực hiện quy trình tín dụng vẫn cịn sai sót, làm theo thói quen nên có một số bước trong quy trình bị bỏ qua hay thực hiện sơ sài. Cơng tác kiểm tra sử dụng vốn cịn mang tính hình thức, khơng thực sự mang tính chất của việc kiểm tra.
- Hầu hết các tài sản đảm bảo cho các khoản cấp tín dụng của chi nhánh là bất động sản, là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Trong thời gian qua, có một số khách hàng vay vốn nhưng hoạt động bị thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ, nên ngân hàng phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Nhưng do thị trường bất động sản bị đóng băng, thời gian xử lý kéo dài gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng.
- Kỹ thuật cấp tín dụng cịn đơn giản, việc tính tốn số tiền cho vay còn hạn chế, chưa phản ánh hết đặc điểm của mỗi đối tượng vay vốn. Ngân hàng thường chỉ tính tốn dựa trên nhu cầu vốn bình quân, bỏ qua nhu cầu ngoài dự kiến của khách hàng trong q trình hoạt động có phát sinh thêm.
- Công tác thu thập thơng tin cịn sơ sài, chất lượng thơng tin chưa cao: trong q trình cho vay, CBTD chưa thực sự coi trọng việc thu thập thông tin về khách hàng vay vốn. Công tác thu thập thông tin khách hàng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ các thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp và cũng chỉ tập trung vào những khách hàng vay vốn lần đầu.
2.2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Khách hàng khơng hiểu hết được tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho ngân hàng, nên khách hàng thường dấu bớt thông tin, do vậy ngân hàng khơng nắm bắt được hết tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh, chẳng hạn giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng đột ngột, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo. Trong đó, giá bán sản phẩm đã được ký hợp đồng từ trước, vì vậy doanh thu khơng thể bù đắp nổi chi phí, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng.
- Nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh không lành mạnh như hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém phẩm chất, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, gây khó khăn cho việc trả nợ ngân hàng.
- Khách hàng có quan hệ làm ăn với nhiều đối tác, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, khi đối tác của khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, làm cho khách hàng không thể thu hồi vốn đầy đủ, đúng hạn. Vì thế khi khoản vay đến hạn, doanh nghiệp khơng có khả năng hồn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Trình độ quản lý của người điều hành doanh nghiệp hạn chế, dễ dẫn đến thất thoát vốn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, gây rủi ro cho ngân hàng. Trang thiết bị cơng nghệ, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, mẫu mã hình thức sản phẩm đơn điệu, kém hấp dẫn cũng góp phần làm giảm sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu, cũng gián tiếp gây ra rủi ro đối với vốn vay của ngân hàng.
- Chủ trương di dời những cơ sở sản xuất để tập trung vào những khu công nghiệp, khu chế xuất, địi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn vì doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí để xây dựng lại cơ sở sản xuất, nhà xưởng, trả tiền thuê đất. Điều này khơng chỉ làm tăng chi phí mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định trong sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế có nhiều doanh nghiệp đang vay vốn ở VIB BD gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.3.3. Nguyên nhân vĩ mô
Nguyên nhân này là tác nhân gây ra RRTD bất khả kháng, xảy ra ngoài ý muốn và tầm kiểm soát của con người trong một thời điểm nào đó. Có thể xuất phát từ môi trường kinh tế, trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh, tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội cịn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh cịn có nhiều điều kiện tốt để phát triển và ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát tăng vọt sẽ kéo theo đồng tiền nội địa bị mất giá, dẫn đến sản xuất kinh doanh trong nước trở nên khó khăn, khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên khó khăn. Có thể xuất phát từ góc độ của môi trường pháp lý, đây là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh RRTD, cũng là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn.
Trong các nguyên nhân gây ra RRTD thì nguyên nhân khách quan là khó phịng tránh nhất, thậm chí là bất khả kháng. Tuy nhiên, cũng có thể giảm bớt tổn thất của nó nếu dự đốn đúng xu hướng để thực thi chính sách phân tán rủi ro hợp lý. Tổn thất do nguyên nhân khách quan thường chiếm tỷ trọng không lớn.
2.2.3.4. Nguyên nhân khác
- Hoạt động bảo hiểm tín dụng chưa phát triển
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm nước ta đã có nhiều bước phát triển đáng kể với sự xuất hiện của một số tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới và sự ra đời của những công ty cổ phần bảo hiểm. Song các sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm trực tiếp cho các hoạt động tín dụng cịn rất hạn chế. Chủ yếu mới chỉ có nghiệp vụ bảo hiểm thực hiện đối với tài sản cho thuê tài chính, tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Thực tế là bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm nhân thọ của chủ doanh nghiệp vay vốn, bảo hiểm thị trường chưa có. Do đó, rất khó có thể hỗ trợ cho việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
- Cạnh tranh trong hoạt động tín dụng
Thị trường tài chính ngân hàng ở Bình Dương trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ. Sự xuất hiện ngày một nhiều các ngân hàng, các tổ chức tài chính, đồng nghĩa với sự cạnh tranh càng trở nên quyết liệt. Để tranh giành khách hàng, mở rộng thị phần, nhiều CBTD đã hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, lẩn tránh hàng rào kiểm sốt, phân tích thơng tin sai lệch.
- Cơ chế khốn tài chính, giao chỉ tiêu
Thực hiện cơ chế giao khoán chỉ tiêu thu nhập, các đơn vị kinh doanh trong hệ thống VIB phải tự đảm bảo thu nhập cho mình. Do đó, nếu khơng mở rộng cho vay, để gia tăng dư nợ thì sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của đơn vị, nên có tình trạng cho vay cả những khách hàng có độ tín nhiệm thấp, phương án kinh doanh không đảm bảo…