Bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 30)

trưởng tín dụng Ngân hàng – điểm lại các nghiên cứu trước đây:

Các nghiên cứu trước đây về kênh tín dụng bắt nguồn từ tư tưởng của Bernanke và Blinder (1988) thể hiện mối quan hệ giữa thanh khoản ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Bằng cách sử dụng lý thuyết cung cầu tiền tệ IS-LM, nghiên cứu đã cho thấy CSTT có thể có tác động trực tiếp lên tín dụng ngân hàng. Khơng giống như kênh tiền tệ, theo đó ngân hàng trung ương tác động lên lãi suất chính sách, kênh tín dụng liên quan tới tương quan trực tiếp giữa CSTT và cung tín dụng. Đặc biệt khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chính sách, nó sẽ rút dự trữ các ngân hàng, dự trữ thấp có nghĩa là sụt giảm lượng tiền gửi khi đó đốc thúc ngân hàng giảm danh mục cho vay của mình, trừ khi ngân hàng có thể bù đắp sự sụt giảm trong nguồn vốn cho vay. Bởi vì có nhiều doanh nghiệp khơng thể thay thế các khoản vay của ngân hàng bằng các nguồn tài trợ khác ví dụ như phát hành trái phiếu, nên CSTT ảnh hưởng đến nền kinh tế không chỉ thông qua kênh tiền tệ mà cịn thơng qua ảnh hưởng của nó tới hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

Nghiên cứu của Kashyap và Stein (1995) sử dụng dữ liệu Ngân hàng Mỹ để xác định vai trị của ngân hàng trong q trình truyền dẫn CSTT và xác định tầm quan trọng của các đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng dẫn đến phản ứng khác nhau của cung tín dụng ngân hàng khi CSTT thay đổi. Quan điểm cho rằng bảng cân đối khỏe mạnh hay thanh khoản tốt, khi đó cho phép một ngân hàng có thể bảo vệ dư nợ tín dụng khỏi sự biến động về CSTT. Quy mơ không liên quan tới sức khỏe bảng cân đối nhưng tác động đến cung tín dụng ngân hàng, điều này có thể giải thích là do các ngân hàng lớn hơn có thể huy động vốn thơng qua phát hành các công cụ khác nhau ra thị trường (như chứng chỉ tiền gửi) để bảo vệ cung tín dụng khỏi sự thắt chặt của CSTT.

Cùng với quy mô của ngân hàng, một số biến số khác tương tự như vốn và thanh khoản của ngân hàng cũng được sử dụng rộng rãi để bảo vệ kênh tín dụng. Các nghiên cứu trước đây cho rằng các ngân hàng có vốn lớn có thể sử dụng nguồn tiền gửi để bảo vệ tăng trưởng tín dụng dể dàng hơn các ngân hàng có vốn nhỏ vì chúng được coi là ít rủi ro hơn (Kishan và Opiela, 2000). Thanh khoản tốt giúp ngân hàng giảm bớt sự cần thiết phải điều chỉnh danh mục tín dụng nhờ vào nguồn tiền mặt và chứng khoán kinh doanh (Gambacorta, 2005, Kashyap và Stein, 2000). Ehrmann và công sự (2001) sử dụng một danh sách đầy đủ các yếu tố có thể là nguồn gốc tạo ra phản ứng khác nhau của kênh tín dụng khi CSTT thắt chặt. Nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Euro cho thấy rằng các ngân hàng phản ứng khác nhau với sự thay đổi của CSTT, tính thanh khoản được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự khác biệt này. Altunbas và cộng sự (2002) cũng phát hiện ra rằng các nguồn cung tín dụng thay đổi dưới tác động của CSTT, tuy nhiên các ngân hàng tùy theo đặc điểm về vốn sẽ phản ứng khác nhau trong quá trình truyền dẫn CSTT nên tăng trưởng tín dụng sẽ khác nhau. Gần đây nhất là nghiên cứu của nhóm tac giả Koray Alper, Timur Hulagu và Gursu Keles thực hiện năm 2012, các tác giả sử dụng số liệu của các ngân hàng Thổ Nhỉ Kỳ để phân tích tác động của CSTT lên tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thông qua việc làm thay đổi khả năng thanh khoản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng thì ít

quyết định đến nguồn cung tín dụng. Nhưng bất kỳ CSTT nào có thể làm thay đổi tính thanh khoản thì có khả năng làm thay đổi nguồn cung tín dụng.

Tại Việt Nam thời gian qua đã có những nghiên cứu về tác động CSTT của NHNN đến tăng trưởng tín dụng. Nghiên cứu của Chu Khánh Lân, năm 2012 “ Bàn về tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam”, tác giả sử dụng mơ hình vector tự hồi quy VAR để đánh giá mức độ phản ứng của tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam với điều hành CSTT và các nhân tố vĩ mô khác trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010. Kết quả cho thấy tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng là đáng kể nhưng mức độ hiệu quả phụ thuộc nhiều vào khả năng điều hành của NHNN và thực trạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Ngồi ra nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Hồng Quân, năm 2013 đã nghiên cứu “Đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam”. Để đo lường sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng NHTM và tác động của đặc điểm của mỗi NHTM lên q trình dẫn truyền đó, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tổng thể (GMM) cho dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM giai đoạn 2003-2012. Kết quả cho thấy mơ hình GMM phát hiện tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tại Việt Nam và các đặc điểm về vốn chủ sở hữu, tài sản thanh khoản, rủi ro của mỗi NHTM có tác động đến tính linh hoạt của mỗi NHTM khi phản ứng với sự thay đổi của CSTT Việt Nam trong giai đoạn này.

Như vậy các bằng chứng thực nghiệm trước đây cho chúng ta thấy rằng có sự tồn tại tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thơng qua kênh tín dụng. CSTT thắt chặt sẽ hạn chế hoạt tín dụng và ngược lại. Quy mơ và mức độ tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng thì khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau giữa các ngân hàng. Phần lớn kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngân hàng, các ngân hàng có tính thanh khoản kém hơn thì phản ứng mạnh hơn trước sự thay đổi CSTT so với các ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn, vì các ngân hàng có

tính thanh khoản cao sử dụng tài sản ngắn hạn của mình để hạn chế sự tác động của CSTT lên danh mục cho vay của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Lý thuyết đã cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng ngân hàng: khi CSTT nới lỏng, thông qua việc làm tăng lượng tiền gửi ngân hàng, tăng giá trị ròng và dòng tiền của doanh nghiệp, hoặc làm tăng giá trị của các hợp đồng sẽ làm tăng dư nợ và ngược lại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã chứng minh có tồn tại sự tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên quy mơ và mức độ tác động có sự khác nhau giữa các quốc gia và giữa các ngân hàng do có sự khác biệt về đặc điểm vốn, quy mơ, tính thanh khoản. Như vậy nội dung chương 1 đã cho chúng ta cơ sở vững chắc để xem xét sự tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2005 đến 2012.

CHƯƠNG 2:

THƯC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN

TỆ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CÁC NHTM

VIỆT NAM – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

2.1. Thực trạng về tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng

các NHTM Việt Nam:

Để có được kết quả tốt hơn về mối liên hệ giữa CSTT và tăng trưởng tín dụng các NHTM tại Việt Nam, bài viết tiến hành phân tích thực trạng CSTT cùng với phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2005-2012 để thấy rõ tác động CSTT đến tăng trưởng tín dụng. Liệu rằng khi CSTT thay đổi có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng mà cụ thể là dư nợ của hệ thống NHTM tại Việt Nam hay không. Sự thay đổi của CSTT trong giai đoạn này được xem xét lần lượt thông qua sự thay đổi của công cụ tái cấp vốn, lãi suất cơ bản do NHNN công bố, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở…

Biều đồ 2.1: Lãi suất cơ bản của Việt Nam giai đoạn 2005-2012

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)