Kết quả phân tích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 57)

2.3. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ tác động đến

2.3.3. Kết quả phân tích thực nghiệm

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở đây được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu được trình bày ở trên. Mơ hình GMM được sử dụng để xử lý hiện tượng phương sai thay đổi do dữ liệu bảng gây ra. Các biến trong phương trình bao gồm biến phụ thuộc là dư nợ tín dụng, các biến độc lập bao gồm các biến vĩ mô, biến đặc điểm ngân hàng và biến kết hợp giữa đặc điểm ngân hàng và biến vĩ mơ. Kết quả chạy mơ hình sẽ cho chúng ta biết có tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc hay không: sự thay đổi của các biến vĩ mô, biến lãi suất, đặc điểm từng ngân hàng (thanh khoản, quy mơ, vốn) có làm thay đổi dư nợ tín dụng. Từ các kết quả đó, để đưa ra kết luận về tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng của NHTM trong mối tương quan với đặc điểm của từng ngân hàng. Sau đây là một số kết quả sau

Bảng 2.3: Kết quả mơ hình GMM 1 với các biến độc lập là biến vĩ mô, lãi

suất, đặc điểm thanh khoản:

Biến độc lập GMM 1 Giá tr hệ số góc Giá tr kiểm định p GLOAN(-1) 0.083947 0.4691 GGDP 60.51976 0.0275 INF 6.082863 0.0122 INF(-1) -1.192475 0.7719 RD -0.196610 0.0043 RD(-1) 0.044485 0.6998 LIQ(-1) 10.45371 0.0428 LIQ(-1)*GGDP -112.4466 0.0560 LIQ(-1)*INF -13.41299 0.0718 LIQ(-1)*RD -0.080711 0.7827 J-statistic 2.777838 Instrument rank 17 Kiểm định Sargan 0.904766145127

Nguồn: kết quả chạy Eview của tác giả

Với kết quả mơ hình GMM 1 cho thấy các biến độc lập GDP, lạm phát, lãi suất, thanh khoản có giá trị p-value có ý nghĩa lần lượt ở mức 1% 5% 10%, chứng minh hệ số các biến này có ý nghĩa trong mơ hình.

- Hệ số ước lượng tức thời của biến GDP là 60.51976 có ý nghĩa tốc độ tăng trưởng tín dụng tỷ lệ thuận với tăng trưởng GDP thực. GDP thực tăng 1% sẽ làm cho

tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng trung bình 60,51976% khi các biến độc lập khác không đổi

- Hệ số ước lượng của biến lạm phát là 6.082863 có ý nghĩa, tức là tốc độ tăng trưởng tín dụng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của lạm phát. Lạm phát tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 6.082863% khi các biến độc lập cịn lại khơng đổi.

- Hệ số ước lượng tức thời của biến lãi suất là -0.196610 có ý nghĩa, tức là lãi suất tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy khi biến lãi suất (đại diện cho chính sách tiền tệ) tăng hay nói cách khác là chính sách tiền tệ thắt chặt thì sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng.

- Hệ số ước lượng của biến thanh khoản với độ trễ bậc một là 10.45371 có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy đặc tính thanh khoản có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng, thanh khoản càng tốt thì hỗ trợ tăng dư nợ. Khi thanh khoản kỳ trước tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 10,45371% khi các biến độc lập khác không đổi.

- Kiểm định tính bền vững của mơ hình thơng qua kiểm định Sargan với giá trị thống kê J (trên bảng có giá trị là 2.777838), tương ứng với p-value là 0.904766145127 (lớn hơn mức ý nghĩa 5%). Kết quả mơ hình được sử dụng là phù hợp và đáng tin cậy.

Như vậy chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng tín dụng và ngân hàng nào có thanh khoản tốt có thể bảo vệ dư nợ tín dụng khỏi sự biến động về CSTT.

Bảng 2.4: Kết quả mơ hình GMM 2 với các biến độc lập là biến vĩ mô, lãi

suất, đặc điểm quy mô:

Biến độc lập GMM 2 Giá tr hệ số góc Giá tr kiểm định p GLOAN(-1) -0.026833 0.9359 GGDP 93.75187 0.0746 INF 55.06681 0.0006 RD -0.968723 0.0007 SIZE(-1) 1.989903 0.0662 SIZE(-1)*GGDP -17.16426 0.1715 SIZE(-1)*INF -10.35947 0.0004 SIZE(-1)*RD 0.176363 0.0040 J-statistic 12.08009 Instrument rank 17 Kiểm định Sargan 0.2081165

Nguồn: kết quả chạy Eview của tác giả

Hầu hết các biến độc lập lạm phát, lãi suất, quy mơ và các biến tích hợp giữa đặc điểm quy mơ và lãi suất trong mơ hình GMM 2 có giá trị p-value nhỏ, tương ứng với mức ý nghĩa 1% 5% 10%, chứng minh hệ số các biến này có ý nghĩa trong mơ hình.

- Hệ số ước lượng của GDP, lạm phát, lãi suất lần lượt là 93.75187, 55.06681, -0.968723 có ý nghĩa, cho kết luận về tác động thuận chiều của tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát tới tăng trưởng tín dụng; và tác động ngược chiều của lãi suất tới tăng trưởng tín dụng.

- Hệ số ước lượng của biến quy mô với độ trễ bậc một là 1.989903 có ý nghĩa ở mức 10% cho thấy đặc điểm quy mô tác động dương với tốc độ tăng trưởng

tín dụng. Ngân hàng quy mơ lớn giúp bảo vệ tăng trưởng tín dụng khỏi sự thắt chặt của CSTT. Khi quy mô kỳ trước tăng 1% sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1.989903% khi các biến độc lập khác không đổi.

- Kiểm định tính bền vững của mơ hình thơng qua kiểm định Sargan với giá trị thống kê J (trên bảng có giá trị là 12.08009), tương ứng với p-value là 0.2081165 (lớn hơn mức ý nghĩa 5%). Kết quả mơ hình được sử dụng là phù hợp và đáng tin cậy.

Như vậy chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng tín dụng và ngân hàng có quy mơ lớn sẽ bảo vệ dư nợ tín dụng khỏi sự biến động về CSTT.

Bảng 2.5: Kết quả mơ hình GMM 3 với các biến độc lập là biến vĩ mô, lãi

suất, đặc điểm vốn: Biến độc lập GMM 3 Giá tr hệ số góc Giá tr kiểm định p GLOAN(-1) 0.071709 0.2932 GGDP 47.82364 0.0000 INF 12.39149 0.0000 RD -0.292901 0.0000 CAP(-1) 1.974739 0.1024 CAP(-1)*GGDP -16.54431 0.2392 CAP(-1)*INF -11.02209 0.0003 CAP(-1)*RD 0.207739 0.0078 J-statistic 8.504267 Instrument rank 17 Kiểm định Sargan 0.484231908

Với kết quả mơ hình GMM 3 cho thấy các biến độc lập GDP, lạm phát, lãi suất có giá trị p-value có ý nghĩa ở mức 1% 5%, tuy nhiên giá trị p-value của biến đặc điểm khơng có ý nghĩa thống kê.

- Hệ số ước lượng của GDP, lạm phát, lãi suất lần lượt là 47.82364, 12.39149, -0.292901 cho kết luận về tác động thuận chiều của tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát tới tăng trưởng tín dụng, trong khi đó lãi suất tăng lại làm cho tín dụng tăng trưởng chậm lại.

- Hệ số ước lượng của biến vốn với độ trễ bậc 1 là 1.974739 với giá trị p- value là 0.1024 có thể chấp nhận với mức ý nghĩa 10%, tức là đặc điểm về vốn sẽ có tương quan dương đến sự tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên cũng giống như đặc điểm quy mô, hệ số lại khá nhỏ (1.97439) chứng tỏ ảnh hưởng của đặc điểm vốn khơng mạnh.

- Kiểm định tính bền vững của mơ hình thơng qua kiểm định Sargan với giá trị thống kê J (trên bảng có giá trị là 8.504267), tương ứng với p-value là 0.484231908 (lớn hơn mức ý nghĩa 5%). Kết quả mơ hình được sử dụng là phù hợp và đáng tin cậy.

Như vậy chính sách tiền tệ có tác động đến tăng trưởng tín dụng và ngân hàng có vốn lớn sẽ bảo vệ dư nợ tín dụng khỏi sự biến động về CSTT.

Kết luận, kết quả chạy mơ hình cho thấy các biến vĩ mơ (GDP, lạm phát) và

biến đại diện cho CSTT (lãi suất), biến đặc điểm ngân hàng (thanh khoản, quy mơ, vốn) có ý nghĩa trong mơ hình và tác động đến biến phụ thuộc “dư nợ tín dụng”. Trong các biến về đặc điểm ngân hàng thì đặc điểm thanh khoản cho tác động mạnh tới biến dư nợ tín dụng thể hiện vai trị quan trọng tạo ra sự khác biệt giữa các NHTM khi phản ứng với các tác động của CSTT. Các biến lãi suất, biến quy mơ và vốn có hệ số khá nhỏ chứng tỏ mức độ tác động yếu của các biến này tới biến dư nợ tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)