Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

2.3. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ tác động đến

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Hầu hết các nghiên cứu về sự truyền dẫn của CSTT đều thực hiện nghiên cứu bằng mơ hình tự hồi quy (VAR) với các biến được sử dụng là các biến thuộc yếu tố vĩ mô để đánh giá có sự tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng của NHTMCP hay khơng, mà khơng phân tích đến các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng. Những nghiên cứu gần đây như Ehrmann và cộng sự (2001), Gambacorta (2005), Kashyap và Stein (2000), Koray Alper, Timur Hulagu và Gursu Keles (2012) đã sử dụng mơ hình GMM để nghiên cứu tác động của CSTT lên tăng trưởng tín dụng của NHTM, trong đó có quan tâm đến đặc điểm riêng của từng ngân hàng.

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có những nghiên cứu về sự truyền dẫn của CSTT đến kênh tín dụng tại Việt Nam của tác giả Chu Khánh Lân năm 2013. Nghiên cứu cũng đã sử dụng mơ hình VAR để đo lường sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng thơng qua các biến vĩ mô như lạm phát, dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái… mà chưa đề cập đến sự khác nhau về đặc điểm của chính mỗi Ngân hàng TMCP làm ảnh hưởng đến mức độ tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng.

Dựa trên khoảng trống nghiên cứu thực nghiệm về sự truyền dẫn của CSTT qua kênh tín dụng NHTMCP trong mối tương quan với đặc điểm của mỗi ngân hàng, tác giả sử dụng mơ hình kinh tế tương tự như Ehrmann và cộng sự (2001), dựa trên nghiên cứu gốc của Bernanke và Blider (1988). Bài viết nghiên cứu tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng các Ngân hàng TMCP Việt Nam thơng qua sự thay đổi cung tín dụng trong mối tương quan với đặc điểm về thanh khoản, vốn, quy mô của mỗi NHTM tại Việt Nam từ năm 2005 tới 2012. Mơ hình GMM được sử dụng để xử lý hiện tượng phương sai thay đổi do dữ liệu bảng gây ra. Mơ hình kiểm định có dạng:

∆log(𝐿𝐿𝑖𝑖𝑖𝑖) = 𝑎𝑎𝑖𝑖 + � 𝑏𝑏𝑗𝑗 𝑙𝑙 𝑗𝑗=1 ∆log�𝐿𝐿𝑖𝑖𝑖𝑖−𝑗𝑗�+ � 𝑐𝑐𝑗𝑗 𝑙𝑙 𝑗𝑗=0 ∆𝑟𝑟𝑖𝑖−𝑗𝑗 + � 𝑑𝑑𝑗𝑗 𝑙𝑙 𝑗𝑗=0 ∆log�𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃𝑖𝑖−𝑗𝑗� + � 𝑒𝑒𝑗𝑗 𝑙𝑙 𝑗𝑗=0 𝑖𝑖𝑖𝑖𝑖𝑖𝑙𝑙𝑖𝑖−𝑗𝑗 + 𝑖𝑖𝑥𝑥𝑖𝑖𝑖𝑖−1+ � 𝑔𝑔1𝑗𝑗 𝑙𝑙 𝑗𝑗=0 𝑥𝑥𝑖𝑖𝑖𝑖−1∆𝑟𝑟𝑖𝑖−𝑗𝑗 + � 𝑔𝑔2𝑗𝑗 𝑙𝑙 𝑗𝑗=0 𝑥𝑥𝑖𝑖𝑖𝑖−1∆log�𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃𝑖𝑖−𝑗𝑗�+ � 𝑔𝑔1𝑗𝑗 𝑙𝑙 𝑗𝑗=0 𝑥𝑥𝑖𝑖𝑖𝑖−1𝑖𝑖𝑖𝑖𝑖𝑖𝑙𝑙𝑖𝑖−𝑗𝑗 + 𝜀𝜀𝑖𝑖 Trong đó,

i = 1…N, t = 1…..T, N là tổng số ngân hàng nghiên cứu và l là độ trễ. 𝐿𝐿𝑖𝑖𝑖𝑖 là dư nợ cho vay Ngân hàng i tại thời điểm t.

∆𝑟𝑟𝑖𝑖 là đại diện cho chênh lệch lãi suất danh nghĩa ngắn hạn (được sử dụng như thước đo của CSTT),

∆log(𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃𝑖𝑖) là tốc độ tăng trưởng GDP thực, và Infl là tỷ lệ lạm phát.

Mơ hình cho phép cố định các tác động qua lại giữa các ngân hàng, như được biểu thị bởi hằng số của ngân hàng cụ thể 𝑎𝑎𝑖𝑖.

𝑥𝑥𝑖𝑖𝑖𝑖 biểu thị cho đặc điểm (thanh khoản, vốn, quy mô) của mỗi Ngân hàng tại thời điểm t.

Theo giả định rằng các ngân hàng đối mặt với nhu cầu vay đồng nhất đối với từng đặc điểm cụ thể của ngân hàng. Các tác động đến sự đáp ứng nhu cầu tín dụng gây ra bởi CSTT có thể được xác định bởi mơ hình trên bởi vì có sự tương tác giữa đặc điểm ngân hàng và sự thay đổi trong lãi suất tạo ra phản ứng khác nhau về sự đáp ứng nhu cầu tín dụng đối với CSTT. Kết quả thường gặp về lý thuyết kênh tín dụng của ngân hàng cho rằng các ngân hàng thanh khoản kém, vốn yếu thì gặp nhiều khó khăn

hơn trong việc giảm thiểu tác động của CSTT, vì vậy các ngân hàng này phản ứng mạnh mẽ hơn so các ngân hàng có đặc điểm tương ứng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)